Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Kiên Giang: Phát huy giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc Khmer

Lê Ngọc - Lê Vũ - 21:10, 09/11/2023

Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long - phía Tây Nam của Tổ quốc, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống. Nhiều năm qua tỉnh đã luôn chú trọng phát huy giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số; các lễ hội truyền thống được gìn giữ lưu truyền.

Những diệu múa, những âm thanh của nhạc ngũ âm đã làm cho không khí buổi họp mặt thêm ấm áp, an vui
Những diệu múa, những âm thanh của nhạc ngũ âm đã làm cho không khí buổi họp mặt thêm ấm áp, an vui

Đồng bào Khmer ở Kiên Giang có các loại hình nghệ thuật truyền thống: âm nhạc truyền thống, gồm các dòng nhạc cưới, nhạc lễ, các điệu ru, làn điệu Àday đối đáp; chế tác nhạc cụ truyền thống Khmer; múa truyền thống của người Khmer; sân khấu Dù kê; sân khấu Rô băm; nghệ thuật viết chữ Khmer trên sách lá…

Tôn vinh giá trị truyền thống, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ
Tôn vinh giá trị truyền thống, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ

Triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh về hỗ trợ công tác bảo tồn, khôi phục bản sắc văn hoá, tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ 15/76 ngôi chùa Khmer được trang bị phương tiện âm thanh, nhạc cụ để hoạt động văn nghệ. Tỉnh có đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp, 10 câu lạc bộ và đội văn nghệ quần chúng Khmer hoạt động hiệu quả.

Một lớp truyền dạy âm nhạc truyền thống
Một lớp truyền dạy âm nhạc truyền thống

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt Ðề án Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Thực hiện đề án, tỉnh đã tiến hành lập hồ sơ khoa học về 4 loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc Khmer tiêu biểu ở Kiên Giang, gồm: nghệ thuật múa truyền thống Khmer, Lễ hội Ok-Om-Bok, nghệ thuật diễn tấu dàn nhạc ngũ âm Khmer, văn học dân gian Khmer; để đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới

Bên cạnh đó tỉnh Kiên Giang cũng thúc đẩy các hoạt động giới thiệu, quảng bá văn hóa, du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, đặc biệt tạo ý nghĩa và hiệu quả thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Khmer, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.