Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Kiên Giang: Người có uy tín phát huy vai trò trên mọi lĩnh vực

Minh Thu - 08:10, 12/11/2023

Giai đoạn 2022 - 2025, toàn tỉnh Kiên Giang có 279 Người có uy tín trong đồng bào DTTS được UBND tỉnh công nhận (trong đó có 268 nam và 11 nữ). Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang gồm nhiều thành phần, như: trưởng dòng họ, trưởng ấp, nhà sư, các chức sắc tôn giáo, người sản xuất, kinh doanh giỏi… nhưng đều có một điểm chung là nhiệt huyết, nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chung tay, góp sức xây dựng quê hương.

Đại tá Huỳnh Văn Đông - Chính ủy BĐBP Kiên Giang trao quà cho trụ trì chùa và Người có uy tín tại chùa Trà Phọt, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành nhân dịp Lễ Sen Đôn ta.
Đại tá Huỳnh Văn Đông - Chính ủy BĐBP Kiên Giang trao quà cho trụ trì chùa và Người có uy tín tại chùa Trà Phọt, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành nhân dịp Lễ Sen Đôn ta.

Người có uy tín nỗ lực trong tuyên truyền, vận động

Ở xã Định Hòa, huyện Gò Quao, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer, ông Danh Nâu, ấp Hòa Út luôn phát huy vai trò Người có uy tín, gương mẫu, nói đi đôi với làm. Ông và gia đình không chỉ thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn tiên phong trong phong trào lao động sản xuất, tích cực vận động đồng bào DTTS áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo…

Trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư”, “Xây dựng nông thôn mới”, ông Danh Nâu đã tuyên truyền, vận động đồng bào Khmer trong ấp hiến đất, đóng góp ngày công để làm đường; ông tham gia Tổ hòa giải cơ sở, hằng năm hòa giải thành công 3 - 4 vụ xích mích nhỏ trong cộng đồng dân cư. Nhờ đó, tình làng, ngõ xóm được thắt chặt, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường, đồng bào trong ấp yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Với đồng bào Khmer ấp An Bình, xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, ông Danh Chương, dân tộc Khmer, không chỉ là Người có uy tín mà còn là trung tâm đoàn kết trong ấp. Ông đã tích cực tham gia công tác hòa giải, vận động đồng bào trong ấp tham gia giữ gìn an ninh trật tự. Với sự nỗ lực của ông Chương, sự chung tay của đồng bào Khmer, nhiều năm qua, ấp An Bình không xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, không có hành vi vi phạm pháp luật. Hay như ông Trần Xíu Hỷ, dân tộc Hoa, Hội tương tế người Hoa phường Rạch Sỏi (TP. Rạch Giá) thường xuyên vận động đồng bào người Hoa thực hiện tốt công tác từ thiện xã hội, giúp đỡ, hỗ trợ hàng chục hộ nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống.

Những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò, thể hiện tính tiên phong, nêu gương trên các mặt công tác. Đội ngũ Người có uy tín luôn chú trọng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, lưu giữ nhạc cụ ngũ âm, nghệ thuật văn hóa dân tộc, duy trì các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer và tín ngưỡng dân gian của đồng bào Hoa. Tích cực trong công tác vận động con em đồng bào DTTS học thêm tiếng dân tộc của mình trong dịp hè; chủ động tham gia các phong trào văn hóa, thể thao truyền thống để giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách đối với Người có uy tín

Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg, ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS, hằng năm, tỉnh Kiên Giang luôn dành nguồn lực để thực hiện chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Tỉnh thường xuyên tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp thông tin và cấp phát đầy đủ, kịp thời Báo Dân tộc và Phát triển, Báo Kiên Giang cho Người có uy tín. Tổ chức các chuyến tham quan học tập, thăm hỏi ốm đau, thăm hỏi gia đình Người có uy tín gặp khó khăn, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết truyền thống của các dân tộc Khmer, Chăm… Từ năm 2015 đến nay, UBND tỉnh Kiên Giang đã xét tặng Bằng khen cho 14 tập thể và 103 cá nhân Người có uy tín có thành tích xuất sắc; 20 tập thể và 253 cá nhân Người có uy tín được xét tặng Giấy khen của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang.

Hội nghị Bồi dưỡng kiến thức hòa giải cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang năm 2023.
Hội nghị Bồi dưỡng kiến thức hòa giải cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang năm 2023.

Theo ông Danh Phúc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện đầy đủ chính sách đối với Người có uy tín, qua đó, tạo động lực để Người có uy tín trong đồng bào DTTS phát huy tốt hơn nữa vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên, khích lệ Người có uy tín có thành tích xuất...

Đánh giá cao vị trí, vai trò của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS, ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang khẳng định: Tỉnh Kiên Giang sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và trách nhiệm của người đứng đầu về vị trí, vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Các địa phương chú trọng thực hiện hiệu quả việc xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS đồng bộ theo hướng “Phát hiện - Bồi dưỡng - Tổng kết - Nhân rộng điển hình”. Qua đó, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giữ vững và phát huy truyền thống yêu nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.



Tin cùng chuyên mục
Văn Quan (Lạng Sơn): Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Văn Quan (Lạng Sơn): Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Văn Quan (Lạng Sơn) đã phát huy tốt vai trò của mình, qua đó góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 10 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, cũng như trực tiếp góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung trên địa bàn huyện.