Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Kiên Giang: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS

Uyển Nhi - 15:05, 12/12/2023

Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn II (2021-2025) và tiểu dự án 9.2 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” thuộc Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực.

 Lễ ra mắt mô hình “Phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại xã Phú Lợi, huyện Giang Thành.
Lễ ra mắt mô hình “Phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại xã Phú Lợi, huyện Giang Thành.

Kiên Giang là tỉnh nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, người dân sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; địa bàn dân cư còn phân tán; phong tục tập quán, nhận thức của nhiều gia đình còn lạc hậu, chưa nắm vững về chế độ hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ cũng như các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình.

Nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, chuyển đổi hành vi trong đồng bào dân tộc thiểu số về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật.

Qua các năm (giai đoạn 2021-2023), Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Tỉnh đoàn, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh, Hội Luật gia tỉnh Kiên Giang và UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở các địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống và học sinh, học viên ở các Trường: Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, Phổ thông Dân tộc nội trú THPT-DTNT tỉnh, THCS-DTNT các huyện Gò Quao, An Biên, Châu Thành, Giồng Riềng và Hà Tiên với tổng số lượt tuyên truyền là 103 điểm và 5.507 lượt người tham dự.

Nội dung tuyên truyền về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, đẩy mạnh công tác truyền thông, cung cấp kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Dân sự, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình,...

Thông qua công tác tuyên truyền giúp cho đồng bào DTTS và học sinh, học viên là người dân tộc hiểu rõ hơn về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, đồng thời giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật chú trọng thay đổi nhận thức của các nhóm đối tượng vị thành niên, thanh niên vùng DTTS, phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể, nâng cao vai trò của người uy tín, già làng, trưởng bản trong việc giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống cũng như hạn chế những phong tục, tập quán lạc hậu và giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Đồng thời lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các cuộc hội nghị phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS, hội nghị tuyên truyền về bình đẳng giới gắn với công tác tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trong đồng bào DTTS (người có uy tín, Achar, Ban Quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer, cán bộ xã, ấp, tổ nhân dân tự quản, tổ chức Đoàn thanh niên, Chi hội phụ nữ)...

Triển khai các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, vận động, tư vấn, can thiệp nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng can thiệp, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tào hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS.

Lồng ghép các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội, hoạt động hòa giải tại cộng đồng, các cuộc họp, hội nghị của chính quyền, đoàn thể, hoạt động ngoại khóa, sân khấu hóa trong các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh, và Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú, các Câu lạc bộ thanh niên, các tổ chức nhóm Hội Liên hiệp Phụ nữ.

Thời gian qua, đã tổ chức 02 cuộc tập huấn cho 40 đại biểu là thành viên Câu lạc bộ của 02 xã (xã Định An, huyện Gò Quao và xã Phú Lợi của huyện Giang Thành), đồng thời ra mắt 01 Câu lạc bộ thanh niên xã Bình Giang, huyện Hòn Đất gồm có 20 thành viên Câu lạc bộ.

Tập huấn cho các thành viên trong mô hình “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tập huấn cho các thành viên trong mô hình “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đối với việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình; tạo sự thống nhất cao về nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn xây dựng kế hoạch và đề ra biện pháp cụ thể để tập trung thực hiện có hiệu quả Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 04/3/2021 và Kế hoạch số số 245/KH-UBND ngày 23/11/2022 của UBND tỉnh Kiên Giang.

Chú trọng đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình; chú trọng lựa chọn nội dung trọng tâm, sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung vào nhóm đối tượng phụ nữ, thanh, thiếu niên và vùng có nguy cơ cao về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Duy trì và triển khai mô hình tại các xã, huyện có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao; nhân rộng các mô hình phù hợp nhằm thay đổi hành vi, khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhất là đối tượng là cán bộ, đảng viên; xử phạt hành chính kết hợp với xử phạt theo hương ước, quy ước ấp, khu phố.   

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận