Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Kiên Giang: Đồng bào DTTS thoát nghèo nhờ thay đổi phương thức sản xuất

Vân khánh- CTV - 17:05, 14/12/2023

Để nâng cao giá trị hàng hóa, đặc biệt tại vùng DTTS, những năm qua chính quyền tỉnh Kiên Giang đã phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, qua đó hỗ trợ đồng bào DTTS từng bước vươn lên thoát nghèo.

Tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh phát triển HTX liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hỗ trợ đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo.
Tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh phát triển HTX liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hỗ trợ đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo.

Giồng Riềng là huyện thuần nông, nằm ở vùng Tây Sông Hậu của tỉnh Kiên Giang, có dân số hơn 228.000 người (đồng bào dân tộc Khmer chiếm 16,75%). Đây là một trong những địa phương có tốc độ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS nhanh nhất ở tỉnh Kiên Giang. Để có được thành công trên, các cấp chính quyền huyện đã triển khai hàng loạt chính sách, trong đó có đẩy mạnh hỗ trợ các mô hình kinh tế tập thể, HTX liên kết sản xuất chuỗi giá trị.

Tiêu biểu như HTX Thuận Lợi (ở xã Ngọc Thuận, huyện Giồng Riềng). Ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc HTX Thuận Lợi chia sẻ, gần đây, HTX chuyển từ sản xuất lúa vụ 3 sang mô hình “Nuôi cá trên ruộng lúa, trong mùa nước lũ” với diện tích 256 ha, được huyện hỗ trợ trên 400kg cá giống. Từ khi tham gia mô hình, ruộng lúa của HTX được vệ sinh tháo chua, rửa phèn. Sau khi nước rút, các thành viên trong HTX thu được lợi nhuận đáng kể từ nguồn cá đồng và nhất là lớp phù sa bồi đắp cho ruộng lúa, giúp cho vụ lúa tiếp theo không cần phải bón phân nhiều, lúa vẫn phát triển tốt.

Hoạt động hiệu quả của HTX trở thành điểm tựa cho nhiều nông dân, đặc biệt là đồng bào DTTS trên địa bàn xã Ngọc Thuận vươn lên thoát nghèo, làm giàu.

Đồng bào DTTS ở tỉnh Kiên Giang thoát nghèo nhờ đổi mới tư duy sản xuất.
Đồng bào DTTS ở tỉnh Kiên Giang thoát nghèo nhờ đổi mới phương thức sản xuất.

Tương tự, sự đồng hành của HTX nông nghiệp Tân Thuận Phát đang góp phần thay đổi tư duy sản xuất của nhiều hộ dân trên địa bàn xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, từ nhỏ lẻ manh mún sang liên kết, chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ.

Hiện, mô hình sản xuất lúa trên cánh đồng mẫu lớn đang là điểm nhấn trong hoạt động của HTX Tân Thuận Phát. Với tổng diện tích trên 100ha, mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái cũng như sức khỏe con người.

Ngoài ra, thành viên HTX Tân Thuận Phát còn góp vốn chung, ký hợp đồng với doanh nghiệp để mua phân bón, vật tư nông nghiệp số lượng lớn, giá rẻ hơn mua bên ngoài 10-20%, hoàn toàn không phải lo về chất lượng. Nhờ sản xuất khoa học, mô hình trồng lúa trên cánh đồng lớn của HTX đảm bảo năng suất 7 - 9 tấn/ha, lợi nhuận bình quân 30 - 35 triệu đồng/ha/vụ.

Các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh Kiên Giang mở rộng quy mô sản xuất theo hướng liên kết với các hộ dân.
Các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh Kiên Giang mở rộng quy mô sản xuất theo hướng liên kết với các hộ dân.

Theo lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng, toàn huyện hiện có 97 HTX, tổng vốn điều lệ gần 11 tỷ đồng, với 9.412 thành viên, tạo việc làm cho 1.210 lao động. Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả của HTX, huyện chủ động đẩy mạnh hỗ trợ, khuyến khích các HTX nhỏ liên kết, sáp nhập để tăng quy mô, khả năng cạnh tranh, gia tăng lợi ích cho thành viên, người lao động. Nhờ hướng đi đúng đắn, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS của huyện giảm còn dưới 1%.

Không chỉ ở huyện Giồng Riềng, mà ở nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, mô hình kinh tế tập thể, HTX liên kết đang phát triển mạnh mẽ, hiệu quả. Tại huyện Vĩnh Thuận, HTX dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát (ở ấp Ruộng Sạ 2, xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận) được thành lập năm 2019, với 8 thành viên ban đầu, vốn điều lệ hơn 1 tỷ đồng. HTX thực hiện dịch vụ cơ bản là thu mua và sản xuất các sản phẩm từ con tôm. Lợi thế của HTX là tận dụng nguồn nguyên liệu từ tôm nuôi của các hộ thành viên cũng như vùng nguyên liệu dồi dào tại địa phương.

Từ đó đến nay, HTX Hiểu Phát đã làm đầu mối trong việc cung cấp các dịch vụ, giảm giá đầu vào và ổn định đầu ra sản phẩm cho thành viên. HTX cũng thúc đẩy xây dựng mã truy xuất nguồn gốc, tạo dựng thương hiệu để dần dần đưa các sản phẩm vươn xa ở thị trường trong và ngoài nước. HTX cũng đang hướng tới mở rộng sản xuất các sản phẩm như: Muối tôm, mắm tôm, nước mắm tôm… nhằm tận dụng tối đa các phế phẩm từ con tôm.

Với vai trò Giám đốc HTX Hiểu Phát, chị Lê Thị Kim Thoa đã cùng tập thể ban lãnh đạo đề ra phương án sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn nhất định, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở địa phương. Nhiều sản phẩm do HTX sản xuất đã trở thành sản phẩm đặc trưng của huyện Vĩnh Thuận, trong đó có 5 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh gồm: Tôm khô, mắm tôm, mắm lóc, khô cá lóc, khô cá kèo. 

Toàn tỉnh Kiên Giang hiện có 540 HTX đang hoạt động, tạo việc làm cho gần 10.300 lao động.
Toàn tỉnh Kiên Giang hiện có 540 HTX đang hoạt động, tạo việc làm cho gần 10.300 lao động.

Thông tin từ Liên minh HTX tỉnh Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh hiện có 540 HTX đang hoạt động, có tổng vốn điều lệ gần 424 tỷ đồng, canh tác trên diện tích 68.000 ha với hơn 55.000 thành viên tham gia, tạo việc làm cho gần 10.300 lao động. Trong số đó, có 464 HTX nông nghiệp đang hoạt động. 

Ông Phạm Thành Trăm, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Kiên Giang đánh giá, những năm gần đây, các HTX nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định sản xuất, kinh doanh của thành viên và nông dân, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới, theo ông Phạm Thành Trăm, tỉnh cần hỗ trợ các HTX thực hiện hài hòa lợi ích của thành viên, lợi ích tập thể; cần có quy định hỗ trợ về mặt kỹ thuật, khuyến khích, hỗ trợ tài chính của Nhà nước cho các HTX, đặc biệt là HTX quy mô vừa và nhỏ chưa hoặc không đủ năng lực.

Nhiều sản phẩm do HTX dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát sản xuất đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh Kiên Giang.
Nhiều sản phẩm do HTX dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát sản xuất đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh Kiên Giang.

Bên cạnh đó, cần chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực về quản lý Nhà nước và quản trị sản xuất, kinh doanh cho khu vực kinh tế tập thể, HTX; đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn như thủy lợi, giao thông nông thôn, xây dựng cánh đồng mẫu lớn... Đồng thời, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế tập thể, HTX, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới, theo ông Phạm Thành Trăm, tỉnh cần hỗ trợ các HTX thực hiện hài hòa lợi ích của thành viên, lợi ích tập thể; cần có quy định hỗ trợ về mặt kỹ thuật, khuyến khích, hỗ trợ tài chính của Nhà nước cho các HTX, đặc biệt là HTX quy mô vừa và nhỏ chưa hoặc không đủ năng lực.


Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.