Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kiên Giang: Đề xuất đăng cai Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ IV

Lam Anh - 11:14, 29/03/2022

UBND tỉnh Kiên Giang đã có văn bản số 444/UBND-KGVX gửi Bộ VHTTDL về việc xin đăng cai tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ IV năm 2025.


Kiên Giang đề xuất đăng cai Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ IV
Kiên Giang đề xuất đăng cai Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ IV

Theo công văn, Kiên Giang là một trong những vùng đất có phong trào nghệ thuật Đờn ca tài tử phát triển khá sớm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong quá trình hình thành và phát triển, nhiều nghệ nhân ở Kiên Giang đã tiếp thu những tinh hoa bộ môn nghệ thuật này và có những đóng góp không nhỏ cho phong trào chung của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. Đặc biệt, vào năm 1936 nghệ nhân nơi đây sáng tạo ra “Dây đờn Rạch Giá” được giới mộ điệu loại hình nghệ thuật này yêu thích và nhanh chóng phát triển gây tiếng vang trong giới chơi nhạc tài tử khắp Nam Bộ.

Hiện nay, phong trào nghệ thuật Đờn ca tài tử ở Kiên Giang đang từng bước được khôi phục và phát triển. Tính đến năm 2021, tỉnh Kiên Giang có gần 100 Câu lạc bộ, nhóm Đờn ca tài tử với trên 1.500 người tham gia sinh hoạt tại các địa bàn của 15 huyện, thành phố trong tỉnh.

Vì vậy, việc đăng cai tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ IV năm 2025 là điều kiện tốt để phong trào Đờn ca tài tử của địa phương được bảo tồn và ngày càng phát triển; đồng thời là điều kiện để giới thiệu, quảng bá văn hóa, con người của Kiên Giang đến với bạn bè trong khu vực và toàn quốc.

Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III năm 2022, diễn ra từ ngày 6/4 đến 11/4/2022 tại TP. Cần Thơ. Hội thi và Không gian Đờn ca tài tử có chủ đề “Đờn ca tài tử - Di sản đất phương Nam”. Liên hoan nhằm tôn vinh và quảng bá loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc Việt Nam nói chung và người dân Nam Bộ nói riêng đã được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp Quốc (UNESCO) cộng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại./.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.