Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định): “Nóng“ tình trạng lấn chiếm đất

Thành Nhân - 10:55, 10/06/2020

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, tình trạng lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép diễn ra phổ biến tại Khu kinh tế (KKT) Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Từ năm 2018, tỉnh Bình Định đã mở chiến dịch lập lại trật tự ở KKT này, nhưng việc xử lý rất gian nan nên tình trạng này vẫn luôn “nóng“.

Nhiều trường hợp lấn chiếm đất, xây dựng công trình kiên cố trong KKT Nhơn Hội vẫn chưa được xử lý
Nhiều trường hợp lấn chiếm đất, xây dựng công trình kiên cố trong KKT Nhơn Hội vẫn chưa được xử lý

Theo báo cáo của Ban Quản lý KKT tỉnh Bình Định, tình hình lấn chiếm đất đai trong KKT Nhơn Hội, thuộc địa bàn quản lý của UBND các xã Cát Tiến, Cát Chánh (huyện Phù Cát) thời gian qua vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, từ tháng 4/2019 đến nay, trên địa bàn 2 xã Cát Tiến và Cát Chánh có 40 trường hợp vi phạm mới. Trong đó, trên địa bàn xã Cát Tiến có 24 trường hợp vi phạm, tập trung tại khu đất thực hiện dự án khu vui chơi giải trí Phú Hậu; khu vực dự án xây dựng khu khách sạn cao tầng của điểm số 1, thuộc tuyến du lịch biển Nhơn Lý - Cát Tiến; khu vực thực hiện dự án Khu đô thị Cát Tiến. Trên địa bàn xã Cát Chánh có 16 trường hợp vi phạm, chủ yếu tập trung tại khu vực hành lang tỉnh lộ 639 (đường ven biển).

Theo báo cáo mới nhất của Ban Quản lý KKT Bình Định, trong năm 2019, đơn vị chức năng đã tiến hành cưỡng chế 39 trường hợp lấn chiếm đất công trái phép tại KKT Nhơn Hội. Từ đầu tháng 4/2019 đến nay, đơn vị chức năng tiếp tục phát hiện, lập biên bản thêm hàng trăm trường hợp vi phạm. Trong đó, nóng nhất vẫn là tại 2 xã Cát Chánh và Cát Tiến của huyện Phù Cát (nằm trong KKT Nhơn Hội). Báo cáo trên còn thể hiện, tại xã Cát Tiến, giá đất đang tăng vọt, trong khi người dân bất chấp pháp luật để lấn chiếm, mua bán trái phép… 

Ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, cho biết: Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do đất dự án bị bỏ không, người dân tự ý lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép vì không có chủ đất.

Để sớm xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất đai, xây dựng nhà ở trái phép trên địa bàn KKT Nhơn Hội, huyện đang tập trung đối thoại, vận động các hộ vi phạm tự giác tháo dỡ nhà ở, vật liệu kiến trúc. Cùng với đó, huyện cũng khẩn trương hoàn tất hồ sơ, lên phương án cưỡng chế, xin ý kiến của tỉnh và các ngành chức năng để ra quân thực hiện trong tháng 6 đối với các trường hợp chây ỳ, không chấp hành.

Được biết, UBND tỉnh Bình Định đã từng tổ chức cuộc họp nhằm lập lại trật tự ở KKT Nhơn Hội. Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định đã nhìn nhận được sự phức tạp trong quản lý, xác định nguồn gốc đất xung quanh KKT này; đồng thời chỉ rõ thiếu sót nằm ở khâu buông lỏng quản lý của địa phương, sự phối hợp rời rạc, ì ạch và đùn đẩy trách nhiệm giữa các bên…

“Thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản các trường hợp vi phạm, xử lý tháo dỡ hàng chục ngôi nhà xây dựng trái phép. Các trường hợp vi phạm còn lại, Ban đang phối hợp với UBND huyện Phù Cát và chính quyền các địa phương xác lập hồ sơ, lên phương án cưỡng chế trong thời gian tới”

Ông Lê Minh Thông, Trưởng Phòng Quản lý tài nguyên môi trường thuộc Ban Quản lý KKT tỉnh Bình Định.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.