Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Không thể xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam

PV - 09:40, 13/10/2021

Chống phá cách mạng Việt Nam là âm mưu thâm hiểm, lâu dài của các thế lực thù địch, phản động. Đặc biệt, giai đoạn hiện nay, chúng luôn tìm mọi cách bịa đặt, xuyên tạc, phủ nhận những giá trị tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam....

Thành tựu sau hơn 35 năm đổi mới đã khẳng định rõ tính đúng đắn của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. (Ảnh minh họa).
Thành tựu sau hơn 35 năm đổi mới đã khẳng định rõ tính đúng đắn của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, với động cơ chính trị đen tối và góc nhìn phiến diện, chủ quan, các thế lực thù địch, phản động vẫn cố tình tìm mọi cách xuyên tạc thành quả cách mạng, xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Hàng loạt luận điệu sai trái đã được họ đưa ra như: “Chủ nghĩa xã hội đã lỗi thời, lạc hậu”; “Chủ nghĩa xã hội không còn phù hợp với Việt Nam”; “Chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hoàn toàn không có bình đẳng xã hội, không có an sinh, phúc lợi xã hội gì cả, mọi thứ đều phải trả tiền”; “Kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội”, kiên định với “chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” là “lạc nhịp”, “đi ngược xu thế”... Từ đó, các thế lực thù địch, phản động đòi Đảng ta, nhân dân ta phải từ bỏ mục tiêu, con đường đã chọn và đi theo con đường khác.

Để biện minh cho những luận điệu nói trên, họ thường tạo dựng, xuyên tạc bản chất, nền tảng tư tưởng của Đảng; thông tin sai sự thật, bóp méo tình hình đất nước. Nhiều phần tử cơ hội chính trị cũng xuyên tạc về mô hình phát triển của Việt Nam. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm mọi cách vin vào tình trạng tham nhũng, lãng phí, vi phạm kỷ luật, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên rồi phủ nhận bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam...

Thực chất, cái đích mà các thế lực thù địch, phản động hướng đến là làm cho quần chúng nhân dân hoài nghi, bi quan, dao động, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng; mất niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Từng bước xóa bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa và đưa Việt Nam đi theo con đường khác - con đường tư bản chủ nghĩa.

Cần nhấn mạnh, kiên trì con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã thu được những thành tựu vô cùng to lớn. Nổi bật là đã tạo ra “kỳ tích” về xóa đói giảm nghèo khi tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh xuống còn khoảng 2,75% (năm 2020). Năm 2006, Việt Nam tuyên bố hoàn thành Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói, về đích trước 10 năm. Nước ta cũng đang hiện thực hóa khát vọng phát triển thịnh vượng khi tầng lớp trung lưu chiếm 10% dân số hiện nay sẽ tăng lên 50% vào năm 2035 theo như dự báo của Ngân hàng thế giới. Việt Nam cũng đặt mục tiêu, “đến năm 2030, ... là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao” (1); “đến năm 2045, ... trở thành nước phát triển, thu nhập cao” (2).

Đối với tình trạng tham nhũng, lãng phí, vi phạm kỷ luật, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên,... cần thấy rõ đó chỉ là số ít; hoàn toàn không đại diện cho số đông cán bộ, đảng viên hiện nay. Những cán bộ thoái hóa, biến chất đó đã được Đảng ta kỷ luật nghiêm minh, với những hình phạt thích đáng. Chỉ tính trong nhiệm kỳ Đại hội XII, đã “có 87.210 đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong đó có 49.400 đảng viên bị xử lý kỷ luật do liên quan đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; 3.260 cán bộ, đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, trong đó có hơn 110 cán bộ diện Trung ương quản lý, hơn 30 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang” (3). Điều này thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng ta trong việc làm trong sạch đội ngũ, kiên quyết loại bỏ những đảng viên tha hóa, biến chất, để Đảng thực sự tiên phong trong sự nghiệp lãnh đạo dân tộc vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Rõ ràng, những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực trong công cuộc đổi mới hơn 35 năm qua là bằng chứng của sự vươn lên, khẳng định quá trình phát triển đất nước theo con đường xã hôi chủ nghĩa. Đó cũng là minh chứng sinh động để chúng ta bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của các phần tử chống đối, thù địch. Vì vậy, dù được che đậy dưới những hình thức, thủ đoạn nào thì các thế lực thù địch, phản động cũng không thể xuyên tạc hay phá hoại con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam hiện nay.

Kiên định, kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là định hướng đúng đắn; phù hợp với nguyện vọng của Đảng và dân tộc ta, là điều kiện để nhân dân có cuộc sống thực sự ấm no, tự do, hạnh phúc./.

Tài liệu tham khảo:

(1), (2). Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập II, Nxb Chính trị quốc gia Dự thật, Hà Nội, 2021, tr. 326, 327.

(3). TS Nguyễn Xuân Trường, Những điểm mới trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phòng, chống tham nhũng và suy nghĩ bước đầu về giải pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định hiện nay, noichinh.vn

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.