Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Không nhắm mắt phán liều như thế!

PV - 10:22, 08/06/2021

Chính phủ vừa tổ chức Lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19, thu được hàng nghìn tỷ đồng chỉ sau mấy giờ phát động, thế mà thật lạ lùng lại xuất hiện những luận điệu với lời lẽ nực cười, "chọc gậy bánh xe" xuyên tạc chủ trương, cách làm tốt đẹp và hiệu quả đó.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao chứng nhận, hoa cảm ơn bác Nguyễn Mạnh Tường 82 tuổi, cán bộ hưu trí ngành đường sắt. Ảnh: Viết Chung
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao chứng nhận, hoa cảm ơn bác Nguyễn Mạnh Tường 82 tuổi, cán bộ hưu trí ngành đường sắt. Ảnh: Viết Chung

So sánh khập khiễng

Đài Á châu tự do với sự suy diễn thiển cận nêu ra quan điểm: Chính phủ nói không thiếu tiền sao phải huy động tiền dân mua vaccine? Họ còn dẫn lời một ông phó giáo sư với bình luận vu vơ, sợ góp quỹ rồi sẽ “hao hụt”. Tổ chức khủng bố và phản động Việt Tân thêm một lần nữa tấu lên tiếng loa rè, so sánh với một số nước và cho rằng phải tiêm vaccine miễn phí cho dân mới là chính quyền thực sự “lo cho dân”. Trên một số trang mạng còn nêu ý kiến không đúng sự thật từ nước ngoài rằng, Chính phủ gây “khó xử” đối với một số doanh nghiệp khi đóng góp cho quỹ vaccine...

Thật là những kẻ thiếu thiện chí, nhắm mắt phán liều!

Trước hết, cần khẳng định, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân từ rất sớm và coi đó là một giải pháp chiến lược để đẩy lùi dịch bệnh. Điều này thể hiện tinh thần nhất quán “lo cho dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của Nhân dân. Nếu dân đói, Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Ðảng và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ Ðảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của Nhân dân”.

Tại Đại hội XIII của Đảng, các đại biểu đã bàn thảo, quyết định và công bố trong phiên bế mạc: "Tập trung kiểm soát đại dịch Covid-19, tiêm chủng đại trà vaccine Covid-19 cho cộng đồng...", coi đây là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai thực hiện ngay sau đại hội. Đó là một quyết định đúng đắn, mang tính lịch sử và đầy trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, nguồn lực hạn chế. Với quyết định đó, Việt Nam nằm trong danh sách không nhiều quốc gia trên thế giới sớm có chủ trương tiêm vaccine Covid-19 đại trà cho toàn dân.

Trong bối cảnh hiện nay, thực hiện chủ trương chiến lược và mục tiêu kép vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế-xã hội, Nhà nước Việt Nam đủ nguồn lực tài chính để bảo vệ sản xuất, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân. Song để sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực trong bối cảnh tiềm lực kinh tế đất nước còn khó khăn, rất cần sự chung tay của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong thực hiện “mục tiêu kép”. Việt Nam đã, đang và sẽ chống dịch Covid-19 hiệu quả bằng nguồn lực Việt Nam, cách làm Việt Nam, truyền thống Việt Nam, từng được cả thế giới ghi nhận, cảm phục với nhiều cách làm trở thành hình mẫu. Vì vậy, những sự so sánh với nước ngoài, với các nước phát triển có tiềm lực kinh tế và nền tảng khoa học công nghệ, có nguồn vaccine dồi dào hơn rồi suy diễn cho rằng Chính phủ phải làm như họ mới là “lo cho dân” là không đúng đắn.

Cần nguồn kinh phí rất lớn khi ngân sách còn hạn hẹp

Tiêm vaccine là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính chiến lược để thoát khỏi đại dịch Covid-19. Song theo tính toán của các chuyên gia, để đạt được miễn dịch cộng đồng, Việt Nam cần khoảng 150 triệu liều vaccine phòng Covid-19 để tiêm cho khoảng 75 triệu người dân, với tổng nhu cầu kinh phí khoảng 25.000 tỷ đồng. Cùng với đó, dịch bệnh được dự báo chưa thể kết thúc sớm, “sống chung với dịch bệnh” trở thành yêu cầu thường trực, hiệu lực của vaccine lại không kéo dài, việc tiêm vaccine phải tiến hành định kỳ. Tất cả những điều này đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn trong khi Việt Nam còn nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước hạn hẹp.

Đó là phân tích hết sức khoa học, qua đó cho thấy, việc huy động nguồn lực tài chính của quốc gia còn có thể bảo đảm cho lâu dài, phát sinh thêm nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp với những biến thể mới khó lường. Ngân sách nhà nước cũng rất cần được sử dụng tổng lực, linh hoạt cho tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất phát triển chứ không chỉ tập trung cho chống dịch.

Phát biểu trong lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 tối 5/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Lịch sử dựng nước và giữ nước đã chứng minh, khi đất nước ta gặp khó khăn, tinh thần đoàn kết, sức dân là vũ khí tối tân nhất, sắc bén nhất để chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù và viết nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc, như Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Trong cuộc chiến chống Covid-19, sự đồng lòng của nhân dân là chìa khóa mở cánh cửa lớn để chúng ta thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình thường, bình yên, an dân, an toàn. Truyền thống “Thương người như thể thương thân”, hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã hun đúc trong mỗi người con đất Việt và gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này. Truyền thống ấy càng tỏa sáng mỗi khi đất nước chúng ta gặp khó khăn như: Chiến tranh, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh... Thủ tướng khẳng định, Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 “là quỹ của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim để chúng ta cùng nhau vượt qua khó khăn, góp phần tạo nên một Việt Nam chiến thắng, để một lần nữa chúng ta lại ghi danh, viết nên lịch sử chiến thắng vẻ vang của dân tộc-chiến thắng đại dịch Covid-19”.

Sức mạnh Việt Nam xa lạ với sự ích kỷ, tích toán

Việc kêu gọi mọi người chung tay đóng góp Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 không phải là vì “thiếu tiền”, càng không phải là sự ép buộc mà chính là ý Đảng, lòng dân, là sự quy tụ không chỉ nguồn lực vật chất mà còn cả nguồn lực tinh thần. Qua sự ủng hộ quỹ, tạo nên một phong trào hành động nhân văn sôi nổi và rộng khắp, thành làn sóng mạnh mẽ đẩy lùi dịch bệnh.

Thực tiễn đã cho thấy, cũng như trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và thực tế qua 3 làn sóng Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam từng chiến thắng các làn sóng Covid-19 trước đây không chỉ bằng sự tập trung nguồn lực vật chất mà còn nhờ sức mạnh tinh thần to lớn. Đó chính là nhân tố chính trị tinh thần, là sự đoàn kết toàn dân, là sức mạnh của kỷ luật Đảng hòa cùng sức mạnh của kỷ cương phép nước, sức mạnh của sự nêu gương “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, sức mạnh của tình đồng chí, nghĩa đồng bào "tương thân tương ái", "lá lành đùm lá rách", sức mạnh của Quân đội nhân dân và các lực lượng tuyến đầu xả thân vì dân, vì nước, “trong tim là Tổ quốc, phía trước là nhân dân”; sức mạnh của Đoàn Thanh niên “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”; sức mạnh của các tổ Covid-19 cộng đồng đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người...

Sức mạnh ấy xa lạ với sự ích kỷ, bủn xỉn, thấy đồng tiền “to hơn cái trống” như lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng phê phán. Sức mạnh ấy xa lạ với những tính toán nhỏ nhen, suy diễn tầm thường vì không ai bắt hay ép buộc bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu họ cảm thấy băn khoăn, “khó xử” trước việc ủng hộ quỹ.

Chung tay xây dựng Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 chính là lời hiệu triệu của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để nhân lên sức mạnh Việt Nam. Ai đưa ra những lời xuyên tạc, bóp méo sự thật về những hành động đúng đắn, nhân văn của chúng ta thì đáng xấu hổ cho lương tâm và tầm nhìn của họ./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.