Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khởi nghiệp bằng nghề trồng nấm

PV - 12:48, 30/01/2018

Tốt nghiệp cử nhân sinh học, Huỳnh Thị Diệu Lộc trở về quê hương, khởi nghiệp cùng cây nấm bào ngư và thu lời gần 400 triệu đồng/năm. Để giám sát được nhiệt độ, độ ẩm cũng như điều chỉnh được lượng nước tưới Lộc cùng cộng sự đã nghiên cứu thành công “Hệ thống giám sát và tưới nước tự động cho nhà nấm, nhà lưới”.

Khởi nghiệp cùng nấm

Vượt gần 100km từ thị xã Đồng Xoài (Bình Phước), chúng tôi tìm về huyện biên giới Lộc Ninh để gặp chị Huỳnh Thị Diệu Lộc (34 tuổi) ở xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước là một điển hình phát triển kinh tế của huyện.

Tốt nghiệp Khoa Công nghệ sinh học (Đại học Đà Lạt) năm 2009, Diệu Lộc tìm lên TP. Hồ Chí Minh đầu quân cho một công ty thực phẩm. Với bản tính chăm chỉ, tháo vát, Diệu Lộc được lãnh đạo công ty giao cho chức danh Trưởng phòng Kiểm tra an toàn thực phẩm. Đang có công việc ổn định nơi thành phố, Diệu Lộc lại mong muốn trở về quê để tự phát triển sự nghiệp của mình.

Chị Lộc kiểm tra lịch sử quy trình tưới tự động của trại nấm. Chị Lộc kiểm tra lịch sử quy trình tưới tự động của trại nấm.

 

Năm 2012, Diệu Lộc trở về xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh để khởi nghiệp bằng nghề nông. Tại quê, Lộc thuê gần 2ha đất giáp biên giới để trồng khổ qua (mướp đắng) rừng. Sau 3 tháng chăm sóc, khổ qua rừng giúp Lộc có được số vốn kha khá để mở rộng diện tích sản xuất, nhưng sau đó giá khổ qua giảm mạnh, Lộc quyết định chuyển sang hướng đi mới.

Qua tìm hiểu, Diệu Lộc quyết định chuyến sang trồng nấm bào ngư xám. Tuy nhiên, sau mấy tháng trồng thử nghiệm, những meo nấm cứ khô dần rồi rụi, không thể ra tai, nhưng Diệu Lộc không nản lòng. Cô tiếp tục cải thiện hệ thống làm mát cho nấm bằng cách lợp lá dừa, tưới nước đều đặn và học hỏi kinh nghiệm cấy meo từ sách báo và các trang trại bạn. Chính nhờ lòng kiên trì, trại nấm cuối cùng cũng đã mỉm cười với chủ của mình. Những tai nấm bắt đầu mọc ra, ngày càng mọc nhiều hơn.

Hướng đến sản xuất an toàn

Nâng niu những tai nấm, Diệu Lộc chia sẻ: “Khởi nghiệp rất khó khăn, nhất là những ngày đầu. Thành công nào cũng phải kinh qua thất bại, nhưng nếu mình vững tâm, nỗ lực thì sẽ vượt qua, sẽ cho trái ngọt”. Cũng theo Diệu Lộc, nấm bào ngư xám là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm nhận thấy nấm bào ngư xám dễ bị nhiễm bệnh mốc xanh, nấm hồng và bị côn trùng tấn công. Để tạo môi trường tốt cần cung cấp đủ nước, độ ẩm nhà nấm và cách bảo quản đúng kỹ thuật.

Diệu Lộc luôn chú ý đến việc trồng nấm theo hướng an toàn: Tưới nước sạch, vệ sinh trại bằng vôi bột. Lán trại trồng nấm được xây dựng kiên cố, thoáng mát, xa khu chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Không những sản xuất giỏi, Diệu Lộc còn đam mê sáng tạo. Để giám sát được nhiệt độ, độ ẩm cũng như điều chỉnh được lượng nước tưới Lộc cùng cộng sự đã nghiên cứu thành công “Hệ thống giám sát và tưới nước tự động cho nhà nấm, nhà lưới”.

Theo Lộc, hệ thống này giúp cung cấp dữ liệu thời gian cho người trồng nấm quan sát được nhiệt độ không khí, độ ẩm, nhiệt độ đất và ánh sáng trong nhà lưới. Đồng thời, có thể tự động điều khiển bật tắt đèn, máy phun sương thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của nấm. Ngoài ra, hệ thống giám sát này còn có chức năng ghi chép nhật ký, giúp người trồng nắm được quá trình sinh trưởng nấm. Nhờ vậy, trại nấm của gia đình Lộc luôn phát triển tốt, năng suất cao, tiết kiệm phí đầu tư.

pv

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.