Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khơi dậy sức sống Bài chòi ở Quảng Ngãi

PV - 11:02, 11/12/2018

Từ sự kiện UNESCO công nhận nghệ thuật Bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (tháng 5/2018), di sản này đang dần hồi sinh, lấy lại sức sống. Những nghệ nhân, cán bộ công tác trong ngành văn hóa tại huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) tiếp tục nỗ lực để làm hồi sinh loại hình nghệ thuật này.

nghệ thuật Bài chòi Các học viên lớp Bài chòi tham gia biểu diễn tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Nghệ nhân duy nhất

Bà Phạm Thị Lượng (xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) là nghệ nhân duy nhất được phong tặng Nghệ nhân Bài chòi của huyện Mộ Đức, sau khi UNESCO công nhận Bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

Bà Lượng sinh ra trong gia đình thuần nông, quanh năm sống với ruộng đồng, bà học nghề đan võng để bán và hiện sống cùng con gái. Kể về niềm đam mê Bài chòi, bà Lượng cho biết: “Tôi có một người cô tham gia ca kịch phục vụ chiến trường trong Quân khu V. Sau này khi giải phóng, cô trở về mới tập tuồng, Bài chòi lại cho lớp trẻ, lúc này tôi chỉ mới 15 tuổi nhưng càng nghe càng thích hát nên đam mê từ đó... Những lớp học ca kịch, tuồng, Bài chòi mở ra hằng đêm cũng là lúc tôi đến học “lỏm” các bài hát”.

Về sau, bà Lượng được nhận tham gia các buổi biểu diễn tại xã nhà, nhiều người biết đến bà Lượng vì giọng hát ngọt ngào, dân dã, mượt mà như “hương đồng gió nội”. Theo nghề hát Bài chòi, tuồng,… đến nay đã hơn 50 tuổi, bà Lượng vẫn gắn bó với nghiệp hát. Thời điểm bà đi diễn nhiều nhất là ngày hội đại đoàn kết toàn dân tại các khu dân cư, tết hay các dịp lễ, đình làng,… bà chạy “show” cả sáng đến chiều theo đoàn Trung tâm Văn hóa huyện xuống các thôn, bản biểu diễn tuyên truyền đường lối, chính sách Đảng, Nhà nước.

Sau những ngày tất bật, bà trở về căn nhà nhỏ cấp 4 cùng đứa con gái bà đang cho theo học lớp dạy bài chòi của huyện.

Thế hệ trẻ huyện Mộ Đức giữ gìn và phát huy Bài chòi. Thế hệ trẻ huyện Mộ Đức giữ gìn và phát huy Bài chòi.

Bảo tồn và phát huy bài chòi

Nhiều nghiên cứu cho thấy, Bài chòi ra đời tại các tỉnh duyên hải miền Trung khoảng thế kỷ XVI, XVII. Bài chòi được diễn ra vào dịp tết đến, xuân về, tại các sân đình, miếu, làng… Bài chòi là sự kết hợp trò chơi giữa các chòi và nghệ thuật diễn xướng, hô bài của các nghệ nhân trong vai trò anh hiệu-người quản trò dẫn dắt, hô hát các con bài được đánh ra. Chính vì vậy, trong làng quê miền Trung có câu “Rủ nhau đi đánh Bài chòi/ Để con nó khóc cho lòi rốn ra…”

Ông Võ Việt Cường, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Mộ Đức cho biết: “Nhiều năm trước và sau giải phóng, hát Bài chòi là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ tết của cư dân Quảng Ngãi nói chung, Mộ Đức nói riêng. Đây không chỉ là nét đẹp đời sống tinh thần mà còn là hoạt động giải trí giúp vơi đi mệt nhọc trong lao động, sản xuất”.

Trong một thời gian dài, nghệ thuật dân ca Bài chòi đã dần lãng quên, mai một và có nguy cơ thất truyền. Vừa qua, Phòng Văn hóa-Thông tin huyện đã đề xuất UBND huyện Mộ Đức chi ngân sách hỗ trợ để tổ chức lớp dạy hát dân ca Bài chòi, các tổ chức chơi Bài chòi cho giáo viên, học sinh, cộng tác viên văn nghệ trên địa bàn huyện.

Lớp học gồm 48 học viên, do nghệ sĩ Thu Hương, Đoàn Nghệ thuật Bài chòi tỉnh Quảng Nam hướng dẫn, tổ chức trình diễn. Trong 1 tháng, học viên đã biết hát các bài “Quảng Ngãi tình quê”, “Ông xã Bà đội”, “Hò khoan”, “Lý vọng phu”,…Trong lớp học này có học viên Trần Thị Diễm Phúc, lớp 9, Trường THCS Nguyễn Bá Loan, có tố chất hát dân ca tốt và thuần thục các điệu lý, hát dân ca…

Trong bối cảnh xã hội hiện tại với nhiều loại hình nghệ thuật phát triển, bản thân loại hình nghệ thuật Bài chòi gặp nhiều khó khăn. Để Bài chòi thoát khỏi tình trạng mai một thì cần có nhiều hơn nữa sự quan tâm vào cuộc Nhà nước, các ngành, nghệ nhân và cả người dân. Những lớp thế hệ trước chính là những người thực hành nghệ thuật Bài chòi dân gian, được coi là “di sản sống” lần lượt qua đời vì tuổi tác.

Ông Võ Việt Cường cho biết: “Để giữ gìn và phát huy giá trị di sản Bài chòi, Phòng Văn hóa-Thông tin huyện đã đưa ra các giải pháp như tổ chức cho nghệ nhân Bài chòi tham gia trình diễn nghệ thuật Bài chòi thông qua cuộc thi, liên hoan dân ca, phát động rộng rãi phong trào sáng tác, đặt lời mới cho Bài chòi..”

Ngành Giáo dục cần xem xét đưa dân ca Bài chòi vào lớp học, đồng thời, tiếp tục tư liệu hóa toàn bộ di sản nghệ thuật Bài chòi sưu tầm được trong dân gian, gắn kết bài chòi với các hoạt động du lịch.

Đối với những nghệ nhân như bà Phạm Thị Lượng khi tuổi đã cao, cần sự quan tâm, chăm sóc, đồng thời, ghi chép, thu nhập lại từ nghệ nhân những câu hô Bài chòi truyền thống, dân gian để lưu trữ, tư liệu hóa.

NGUYỄN TRANG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.