Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khơi dậy phong trào đọc sách từ thư viện miễn phí

PV - 09:56, 08/10/2018

Xin nghỉ việc ở cơ quan Nhà nước về quê lập nghiệp, mở một thư viện nhỏ miễn phí để người dân có thể đến tra cứu thông tin tìm hiểu kiến thức. Đó là việc làm đầy ý nghĩa và đáng trân trọng của vợ chồng anh Trần Thái Thiên và chị Nguyễn Thị Hồng Phương ở thị trấn miền núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Việc làm của anh chị đang khơi dậy phong trào đọc sách cho các tầng lớp nhân dân.

Ở thị trấn Khe Sanh, từ người già đến các cháu thiếu niên-nhi đồng đều biết đến “thư viện” của vợ chồng anh Thiên. Gọi là thư viện, nhưng chỉ là một gian phòng nhỏ, chứa 2.000 đầu sách các loại. Người dân muốn tìm hiểu các kiến thức xã hội, kinh tế, hay bất cứ lĩnh vực nào, “thư viện” mi ni này đều đáp ứng đủ.

Thư viện miễn phí của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Phương thu hút người dân tìm đến tra cứu thông tin và đọc sách. Thư viện miễn phí của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Phương thu hút người dân tìm đến tra cứu thông tin và đọc sách.

Theo chị Phương, từ nhỏ chị rất thích đọc sách. Bất kể loại sách gì, cứ cầm trong tay là chị đọc ngấu nghiến. Hồi đó, các đầu sách cũng không có nhiều, mượn được cuốn sách của bạn bè, chị phải tranh thủ đọc ngay để trả. Cũng vì mê đọc sách và lý do trên nhiều hôm quên cả làm việc nhà nên chị thường xuyên bị cha mẹ mắng.

Ước mơ của chị là sau này sẽ có một thư viện sách riêng cho gia đình. Sau khi lập gia đình, nghỉ công việc Nhà nước, vợ chồng anh chị chuyển ra ngoài làm kinh doanh. Lúc này, chị mới có điều kiện để thực hiện ước mơ của mình. Số tiền tích lũy được từ kinh doanh, chị Phương bàn với chồng dành một phần mua và sưu tầm các đầu sách mới, sách hay.

Đến nay, thư viện của anh chị rất phong phú các đầu sách: từ sách khoa giáo, truyện ngắn, tiểu thuyết văn học, khoa học thường thức, y tế, luật, văn bản hướng dẫn; truyện cổ tích, truyện tranh, thơ, sách giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống… Bên cạnh đó, những loại sách bổ sung kiến thức nuôi dạy trẻ cho các ông bố, bà mẹ có con nhỏ cũng được anh chị đầu tư khá nhiều.

Trong “thư viện” mi ni của anh chị, ngoài các loại sách bằng tiếng Việt, còn có rất nhiều đầu sách bằng tiếng Anh và tiếng Nhật được chị tìm về để đọc và tìm hiểu thêm văn hóa, phong tục tập quán của nhiều nước trên thế giới.

Với mong muốn chia sẻ những cuốn sách mình có được với những người yêu thích đọc sách, vợ chồng anh chị Phương quyết định dành một gian phòng rộng 30m2, trưng bày tất cả đầu sách cho người dân trên địa bàn đến đọc và mượn miễn phí.

Để người đến đọc sách thấy thoải mái, chị Phương trang trí phòng đọc sách với những bức tranh, bình hoa có họa tiết, màu sắc nhẹ nhàng và bố trí quạt, điện sáng, nước uống đầy đủ. Hằng ngày, chị tự tay sắp xếp sách gọn gàng, dọn dẹp thư viện sạch sẽ.

Chị Phan Thị Đan Thi ở khu 1, thị trấn Khe Sanh có con học trường mầm non cho biết: Những giờ rảnh rỗi, chị thường đưa con đến đây để đọc sách, dạy cho con nhận biết những hình ảnh thú vị trong sách để giúp cháu nhận biết thế giới xung quanh mình dễ dàng hơn. Mỗi lần được đọc sách, truyện cùng mẹ, con gái tôi tỏ ra rất thích thú. Việc đầu tư thư viện sách phục vụ miễn phí của gia đình chị Phương là việc làm rất ý nghĩa. Việc làm này góp phần phát triển phong trào đọc sách cho người dân trên địa bàn.

Chia sẻ suy nghĩ về việc mở thư viện sách miễn phí, chị Phương bộc bạch: Từ khi có thư viện này, vợ chồng chị thường xuyên được giao lưu, trao đổi với người đam mê đọc sách, trong đó rất nhiều người là cán bộ, giáo viên, các lớp thanh niên trí thức trẻ trong huyện đến tìm kiếm thông tin trên đầu sách, văn bản cần dùng.

Mong muốn của chị Phương làm thế nào để ngày càng có nhiều người biết và tìm đến thư viện đọc, mượn sách, có như vậy mới tạo được sức lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, nhất là ở những địa bàn miền núi, vùng DTTS-nơi chưa thể hòa nhịp với công nghệ, Internet. Qua đó, góp phần giữ gìn được nét đẹp của văn hóa đọc đang có xu hướng giảm dần trong những năm qua.

THU THẢO - NGỌC TRANG

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.