Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khoét núi để dựng nhà - Hiểm nguy thấy rõ

PV - 11:20, 11/12/2018

Do địa hình bị chia cắt mạnh cộng với áp lực gia tăng dân số, thời gian vừa qua, người dân miền núi tỉnh Yên Bái ồ ạt khoét núi, san đồi để làm nhà ở, nhà xưởng. Hiện tượng này tiềm ẩn nguy hiểm cho chính người dân và tác động xấu tới môi trường xung quanh.

người dân miền núi tỉnh Yên Bái Người dân tự khoét núi để cơi nới nhà tiềm ẩn nguy hiểm.

Cho đến tận bây giờ, bà Nông Thị Tài ở xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại cảnh, cả căn nhà mà gia đình bao nhiêu năm tích cóp đổ sụp trước mắt trong trận lũ lịch sử tháng 8 vừa qua. Bà Tài cho biết, gia đình bà trước đây sống trong căn nhà lợp mái tranh. Tuy nhiên, do sinh nhiều con nên 2 vợ chồng quyết định cơi nới thêm diện tích nhà ở. Để làm được điều đó, gia đình bà đã thuê người san phần đồi đất cạnh nhà làm mặt bằng. Thế nhưng, chính việc làm này đã khiến căn nhà của bà gặp tai họa. Vì khi cơn lũ xảy ra, phần đất đồi bị rỗng ruột đã dễ dàng bị rửa trôi, theo đó đất đá đổ sập lên căn nhà mới xây, rất may lúc đó cả gia đình đã kịp sơ tán sang nhà hàng xóm.

Không may mắn như gia đình bà Tài, gia đình ông Nông Văn Si không chỉ thiệt hại về tài sản mà còn phải trả giá bằng cả tính mạng. Ông Si buồn bã kể: Nhà ông vừa mới xây dựng được 3 năm. Vì mong muốn diện tích nhà được rộng hơn nên đã tự thuê người khoét sâu vào thân núi. “Không ngờ những tảng đá tưởng vững chãi vậy mà sau một trận mưa lại đổ rầm trước mắt. Đau đớn nhất lúc đó có đứa cháu nhỏ đang ở nhà không chạy kịp nên bị đất đá đè lên. Tôi rất ân hận về việc làm của mình. Chỉ vì tham cái lợi trước mắt mà đã không chú ý đến an toàn sau này”, nước mắt ông Si lăn dài khi nhắc lại điều này.

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão tỉnh Yên Bái, trong trận lũ lịch sử tháng 8/2018, toàn tỉnh Yên Bái có 157 căn nhà bị sập, trôi hoàn toàn, trong đó huyện Lục Yên có 40 căn nhà bị hư hỏng nặng. Trong những ngôi nhà bị ảnh hưởng nặng nề đó, có rất nhiều ngôi nhà người dân tự ý khoét núi, hạ đồi lấy mặt bằng.

Mặc dù hậu quả đã xảy ra, nhưng nhiều người dân vẫn phớt lờ cảnh báo nguy hiểm. Đi dọc Quốc lộ 70 từ TP. Yên Bái lên đến thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, chúng tôi bắt gặp nhiều gia đình đang tự ý thuê người san đồi, khoét núi lấy mặt bằng làm nhà. Đất ven đường quốc lộ nhỏ, hẹp xung quanh có nhiều núi cao nhưng nay, người dân đã thuê máy cẩu, máy ủi hạ thấp nhiều đồi núi. Thậm chí, có nơi người dân còn san phẳng cả một quả đồi hay khoét sâu vào chân núi tới vài trăm m2 để làm nơi sản xuất gỗ ép, nhà xưởng chứa vật liệu xây dựng, sắt thép…

Ông Lê Công Tiến, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái cho biết, thời gian vừa qua, do thiếu mặt bằng xây dựng lại áp lực từ dân số, nhiều người dân trên địa bàn đã tự ý khoét núi, hạ đồi lấy mặt bằng làm nhà ở, nhà xưởng. Việc này diễn ra lẻ tẻ rải rác trong nhiều địa phương trên cả tỉnh, nhất là các địa phương có địa hình chia cắt mạnh như ở huyện Lục Yên, Văn Chấn, Nghĩa Lộ…

Việc người dân tự ý khoét núi ảnh hưởng đến chính sự an toàn của họ. Bởi nhà ở xây dựng cạnh các sườn núi bị khoét rỗng ruột, sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị sạt lở, trượt lở đất bất cứ lúc nào. Hơn nữa việc quá nhiều người dân cùng thực hiện việc san ủi đất đồi núi đã làm thay đổi cấu tạo địa hình, địa chất. Việc này cũng ảnh hưởng đến mạch nước ngầm từ đó ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu, an toàn cho người dân trong khu vực.

Ông Lê Công Tiến nhấn mạnh, trước những nguy cơ tiềm ẩn do việc khoét núi làm nhà, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã yêu cầu, các địa phương tăng cường tuyên truyền người dân hạn chế tác động tới môi trường thiên nhiên. Theo đó, người dân không vì cơi nới diện tích mà tự ý hạ thấp, san lấp đồi núi. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới an toàn của chính họ mà còn gây tác động xấu tới môi trường xung quanh, nhất là vào mùa mưa lũ.

Thời gian vừa qua, do thiếu mặt bằng xây dựng lại áp lực từ dân số, nhiều người dân trên địa bàn đã tự ý khoét núi, hạ đồi lấy mặt bằng làm nhà ở, nhà xưởng. Việc này diễn ra lẻ tẻ rải rác trong nhiều địa phương trên cả tỉnh, nhất là các địa phương có địa hình chia cắt mạnh như ở huyện Lục Yên, Văn Chấn, Nghĩa Lộ…” (Ông Lê Công Tiến, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái)

HIẾU ANH

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.