Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khoái Châu (Hưng Yên): Phát huy tiềm năng, thế mạnh, trở thành “thỏi nam châm” thu hút đầu tư

Khánh Sơn - 13:04, 26/02/2024

Với nhiều tiềm năng, lợi thế mạnh và bề dày lịch sử văn hoá; có các tuyến giao thông huyết mạch liên kết vùng, diện tích đất nông nghiệp lớn và phì nhiêu… huyện Khoái Châu đang thực sự vươn mình mạnh mẽ, hứa hẹn trở thành “thỏi nam châm” thu hút đầu tư của tỉnh Hưng Yên.

Đồng chí Bùi Huy Cường - TUV, Bí thư Huyện ủy tặng quà và kiểm tra một số dự án đầu xuân 2024.
Ông Bùi Huy Cường (người mặc áo trắng đội mũ, bên phải) - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy tặng quà cho công nhân lao động và kiểm tra một số dự án đầu xuân 2024.

Nhiều tiềm năng, thế mạnh

Khoái Châu (Hưng Yên) là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với sự bồi đắp phù sa của sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trên địa bàn huyện đã hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGap hiện đại, góp phần tạo ra nhiều nông sản chất lượng cao như chuối tiêu hồng Khoái Châu, nhãn chín muộn Hàm Tử, nghệ Chí Tân, gà Đông Tảo…

Hiện, tổng diện tích gieo trồng của huyện có trên 11,2 nghìn héc-ta/năm, giá trị sản xuất trên 1 héc-ta canh tác ước đạt 245,1 triệu đồng/năm. Huyện đã hoàn thành quy hoạch sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất tập trung với các giống cây lúa, cây ăn quả, hoa, cây cảnh, cây dược liệu…bình quân mỗi xã quy hoạch từ 2 đến 3 vùng sản xuất tập trung. Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm với mục tiêu tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Hiện toàn huyện có 30 sản phẩm OCOP được tỉnh xếp hạng 3 sao và 4 sao.

Bên cạnh đó, huyện cũng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch (với 27 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 29 di tích xấp hạng cấp tỉnh). Tiêu biểu như quần thể Đền Đa Hòa - Bình Minh, Đền Hóa - Dạ Trạch gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Bên cạnh đó Khoái Châu cũng còn nhiều địa danh nổi tiếng như: Hàm Tử, Tây Kết nơi diễn ra các trận thắng trong kháng chiến chống quân Nguyên của thời nhà Trần; cây Đa Sài Thị - xã Thuần Hưng là nơi thành lập chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Hưng Yên; Nhà thờ Bà Hoàng Thị Loan thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh – Thôn Vân Nội, xã Hồng Tiến....Huyện phấn đấu đến năm 2025, đón khoảng 150.000 -170.000 lượt khách du lịch, đến năm 2030 đón khoảng 220.000 lượt khách du lịch. Xây dựng Khoái Châu trở thành điểm đến hấp dẫn ven sông Hồng.

Đặc biệt, Khoái Châu đã khai thác hiệu quả vị trí thuận lợi, lợi thế về đất đai và hạ tầng giao thông liên kết vùng qua Quốc lộ 39, đường liên tỉnh 378, 379 và hệ thống giao thông đường thủy trên tuyến sông Hồng, trở thành địa bàn trọng điểm thu hút đầu tư dịch vụ, công nghiệp của tỉnh Hưng Yên. Cụ thể, nhiều khu, cụm công nghiệp của huyện đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng như: Khu công nghiệp Sạch, Khu công nghiệp số 03, Cụm công nghiệp Đông Khoái Châu… đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, công nghệ cao như: Shin Hwa Contech, Woonyoung, Samhongsa…

Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tiếp tục giữ vị trí chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Khoái Châu.
Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tiếp tục giữ vị trí chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Khoái Châu.

Các dự án này khi đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động trong và ngoài tỉnh, tạo bước chuyển mình mạnh mẽ cho lĩnh vực công nghiệp của huyện trong những năm tới. Đồng hành cùng doanh nghiệp, trong năm qua, lãnh đạo huyện thường xuyên nắm tình hình, kịp thời giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân theo đúng thẩm quyền với tinh thần quyết liệt, triệt để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Với việc tận dụng tối đa những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, kinh tế - xã hội của huyện Khoái Châu liên tục tăng trưởng. Cùng với sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người dân trong huyện, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của huyện Khoái Châu có nhiều điểm sáng nổi bật.

Tổng giá trị sản xuất ước đạt 19,1 nghìn tỷ đồng, thu ngân sách được trên 576,3 tỷ đồng, đạt 128% kế hoạch năm; công nghiệp, xây dựng tiếp tục giữ vị trí chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội… Đặc biệt, công tác cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực thi công vụ được huyện quan tâm. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của Nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, hệ thống chính trị được củng cố và hoạt động hiệu lực, hiệu quả... đã tạo cho Khoái Châu thế và lực mới để phát triển nhanh và bền vững hơn trong những năm tiếp theo.

Người dân huyện Khoái Châu ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp, nâng cao năng suất.
Người dân huyện Khoái Châu ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp, nâng cao năng suất.

Trên đà phát triển

Với những kết quả đã đạt được, cấp uỷ, chính quyền huyện Khoái Châu xác định 2024 là năm then chốt thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 – 2025).

Huyện đặt mục tiêu, tốc độ gia tăng giá trị sản xuất năm 2024 tăng 10,33%. Trong đó: Công nghiệp – xây dựng tăng 9,62%; Thương mại - Dịch vụ tăng 13,62%; Nông nghiệp tăng 2,01%. Cơ cấu kinh tế Công nghiệp– xây dựng, Thương mại dịch vụ; Nông nghiệp, tương ứng 46,51% - 42,20% - 11,29%. Giá trị thu trên 1 héc-ta đất canh tác ước đạt 250 triệu/héc-ta; Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 105 triệu đồng/người/năm.

Tỷ lệ hộ nghèo ở mức 0,7%; 93% số hộ sử dụng nước sạch; trường đạt chuẩn quốc gia đạt 100%, tỷ lệ trường học kiên cố đạt 100%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT là 94,5%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia BHXH 37%; có 3-4 bác sỹ/1 vạn dân; tỷ lệ làng văn hoá 95%, gia đình văn hoá 93%; tỷ lệ tăng dân số dưới 1%; phấn đấu xây dựng mới 15 trường chuẩn quốc gia và công nhận lại 11 trường đạt chuẩn quốc gia; 24/24 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 6-12 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, có thêm 6-10 thôn được công nhận khu dân cư NTM kiểu mẫu.

Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch các dự án lớn trên địa bàn huyện và triển khai thực hiện tốt các nội dung trong quy hoạch cụm công nghiệp, khu đô thị, điểm dân cư. Đồng thời tăng cường thu hút nhà đầu tư tại các cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tập trung phát triển các sản phẩm có thế mạnh. Đẩy mạnh công tác quản lý vốn, thực hiện phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng các công trình xây dựng cơ bản.

Tăng cường triển khai các biện pháp, giải pháp khắc phục tình trạng thất thu thuế, xử lý nợ đọng thuế, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm đã đề ra. Thực hiện các giải pháp để tiết kiệm chi ngân sách, góp phần tăng vốn cho đầu tư phát triển, chống thất thoát lãng phí, đảm bảo chi ngân sách theo dự toán được giao.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.