Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khoa học công nghệ với sự phát triển vùng DTTS, miền núi

PV - 14:32, 30/10/2018

Với tổng kinh phí 760 triệu đồng, Dự án “Xây dựng mô hình khai thác thông tin internet phục vụ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) tại các điểm chùa Khmer tỉnh Sóc Trăng” do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học và công nghệ (ƯDTBKH&CN) tỉnh Sóc Trăng triển khai từ năm 2012 đến 2014 đã góp phần phục vụ phát triển KT-XH. Từ thực tế cho thấy, mô hình này đã mang lại hiệu quả đáng kể về KT-XH.

Bài 3: Khi các chùa Khmer có internet

Khoa học công nghệ Lớp tập huấn khai thác internet tại chùa Som Rông.

Hiệu quả nhân đôi

Thượng tọa Lý Đức, Đại biểu Quốc hội, Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, trụ trì chùa Som Rông chia sẻ, từ khi mô hình khai thác thông tin internet chính thức đi vào hoạt động, chùa Som Rông (phường 5, TP. Sóc Trăng) thường xuyên có hàng chục lượt bà con Khmer truy cập mạng mỗi ngày. Đến đây, bà con thường tìm hiểu thông tin về nông nghiệp, trồng trọt, sản xuất, chăn nuôi, nhiều người tìm nơi bán giống cây trồng hoặc kỹ thuật nuôi trồng… Đặc biệt, vào mùa thi, nhiều gia đình đã chủ động đến chùa truy cập internet để tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường cao đẳng, đại học mà con em mình đăng ký dự thi.

Đơn cử như việc phát triển thương hiệu bưởi Năm Roi ở huyện Kế Sách. Nhờ có sự hỗ trợ thông tin internet về kỹ thuật và chuyển giao công nghệ của Trường Đại học Cần Thơ, nhiều hộ dân trong huyện đã áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), góp phần gia tăng năng suất trong trồng bưởi Năm Roi.

Hay việc nâng cao chất lượng sản phẩm hành tím của đồng bào Khmer huyện Vĩnh Châu, nhờ áp dụng tiến bộ KHKT mới cũng là một minh chứng điển hình. Ông Tăng Sanh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Vĩnh Châu khẳng định: “Nhờ lắp đặt hệ thống internet tại các chùa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, nên việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hành tím của đồng bào Khmer được nâng lên rõ rệt, sản phẩm không để dư lượng thuốc tồn đọng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trên cơ sở những kết quả đạt được, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục triển khai Dự án “Xây dựng vùng sản xuất hành tím đạt tiêu chuẩn GlobalGAP tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” với diện tích trên 1.000ha. Với Dự án này, người trồng hành tím đã yên tâm với thị trường đầu ra vì giá bán ổn định và được bao tiêu sản phẩm”.

Nhà nước và nhân dân cùng có lợi

Không chỉ có hành tím, bưởi Năm roi, mà quy trình sản xuất lúa của tỉnh Sóc Trăng cũng đã áp dụng theo tiêu chuẩn GlobalGAP, nhằm tạo nên những sản phẩm đặc trưng, hiệu quả nhờ tiếp cận internet để tiếp thu kiến thức về KHCN. Đây cũng chính là Dự án được UBND tỉnh Sóc Trăng triển khai tại Hợp tác xã Vĩnh Tiền-Vĩnh Biên, huyện Ngã Năm. Qua kết nối internet, HTX Vĩnh Tiền và nhiều hộ dân đã xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP trên diện tích 32,6ha.

Ông Quách Văn Quang, Giám đốc HTX Vĩnh Tiền cho biết: Dự án đã góp phần thay đổi tập quán canh tác của nông dân vùng đồng bào Khmer theo hướng tiên tiến, gia tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân nói chung và đồng bào Khmer nói riêng, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân với doanh nghiệp trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Để làm tốt điều này, HTX luôn hướng xã viên tìm hiểu thông tin thị trường đầu ra, đầu vào của sản phẩm qua mạng internet, có được càng nhiều thông tin thì bà con càng có lợi.

Không chỉ kết hợp với các đơn vị nhằm hỗ trợ truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ còn chủ động hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí, giúp các điểm khai thác thông tin hoạt động ổn định và từng bước tự chủ hoạt động của mình. Đến nay, đơn vị chủ trì đã đầu tư, lắp đặt trang thiết bị hoàn chỉnh ở tất cả các địa điểm, đào tạo kỹ năng thực hành khai thác thông tin internet cho gần 400 lượt người (gồm các nhà sư và đồng bào Khmer); nâng cấp, xây dựng thêm các phân hệ website của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN và tổ chức tập huấn kỹ năng viết, biên tập tin, bài cho cán bộ quản lý mô hình...

Ông Dương Sà Kha, Uỷ viên Thường vụ, Chủ tịch MTTQ VN tỉnh Sóc Trăng, nguyên Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng: “Sóc Trăng là tỉnh có ưu thế trong sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, công nghệ thông tin đã thể hiện vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Từ những thông tin trên internet, người nông dân có thể học hỏi cách làm ăn, tìm nơi tiêu thụ sản phẩm. Do đó, đưa internet về các điểm chùa, đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin trên internet của đồng bào dân tộc Khmer là rất cần thiết. Hiện nay, việc kết nối internet theo đường truyền và máy tính bàn vẫn hoạt động tốt ở một số điểm chùa. Mô hình khai thác thông tin internet đã mở đường cho đồng bào Khmer bước ra khỏi phum, sóc bằng công nghệ thông tin.

HẠNH NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.