Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khoa học công nghệ với sự phát triển vùng DTTS, miền núi

PV - 14:08, 23/10/2018

Chương trình phối hợp (CTPH) công tác giữa Ủy ban Dân tộc (UBDT) với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sau 5 năm triển khai (2012-2017) đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Một số nội dung thực sự nổi bật, có tính đột phá trong hoạt động KH&CN như: Hoạt động nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách dân tộc; hoạt động nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ cho vùng DTTS, miền núi... Kết quả này đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi.

Bài 1: Động lực cho sự phát triển

Sơ chế vải xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Ảnh MH Sơ chế vải xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Ảnh MH

Theo báo cáo đánh giá 5 năm (giai đoạn 2012-2017) thực hiện CTPH hoạt động giữa UBDT với Bộ KH&CN, chương trình đã đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách dân tộc; tăng cường tiềm lực KH&CN cho các đơn vị nghiên cứu thuộc UBDT và hệ thống cơ quan

công tác dân tộc; thực hiện hiệu quả công tác nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho vùng DTTS; phối hợp chặt chẽ trong hoạt động thông tin KHCN và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân. Các địa phương đã phát triển được khoảng 21.000 mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng, hình thành được một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, nhiều mô hình gắn trực tiếp với đồng bào DTTS.

Tại một số tỉnh, sự phối hợp hoạt động đã thể hiện rõ nét và hiệu quả như: Đề tài Nghiên cứu giải pháp cảnh báo, phòng tránh giảm thiểu thiệt hại do lũ ống, lũ quét và sạt lở đất gây ra trên địa bàn dân tộc Dao tỉnh Lào Cai; Đề tài Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Mông tỉnh Lào Cai; Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện một số chính sách dân tộc tại 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái…

Dự án “Ứng dụng tiến bộ KHCN phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình” được triển khai với mục tiêu ứng dụng thành công tiến bộ KHCN trong chăn nuôi gia cầm, góp phần tăng thu nhập cho đồng bào DTTS. Đây là một trong những dự án nằm trong CTPH giữa UBDT và Bộ KH&CN giai đoạn 2012-2017. Dự án được triển khai ở 82 hộ (trong đó có 80 hộ DTTS, thời gian thực hiện từ năm 2014 đến 2015) với 3 nội dung chính: Chuyển giao và tiếp nhận quy trình chăn nuôi, ấp trứng, thú y vệ sinh phòng bệnh cho gà đẻ trứng Ai Cập lai, gà sinh sản hướng thịt, gà ri lai nuôi thịt, vịt Triết Giang.

TS. Nguyễn Hồng Vỹ, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc, Học viện Dân tộc (UBDT) cho biết: Sau 2 năm triển khai, Dự án đã đạt được những kết quả tích cực, giúp các hộ gia đình tham gia nâng cao thu nhập, cải thiện cơ bản đời sống người dân.

Thực hiện CTPH giữa UBDT và Bộ KH&CN, trong 5 năm giai đoạn từ 2012-2017, nhiều địa phương vùng DTTS trong cả nước đã triển khai hiệu quả nhiều mô hình về liên kết chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp với nông dân trong sản xuất nông, lâm, thủy sản. Những mô hình này có tính lan tỏa rộng, hiệu quả cao, như mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ Khoa học-Kỹ thuật (KHKT), quản lý trong sản xuất và tiêu thụ vải thiều ở HTX Sản xuất nông sản và Thương mại Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Ông Nguyễn Văn Đông, Giám đốc HTX Sản xuất nông sản và Thương mại Hồng Giang cho biết: “Sau 3 năm triển khai mô hình, HTX chúng tôi được bàn giao hai dây chuyền xử lý hoa quả, trong đó có dây chuyền làm sạch vải thiều để xuất khẩu. Đến nay, dây chuyền hoạt động rất tốt, chúng tôi đã thành công trong xử lý vải, xuất khẩu được sang thị trường châu Âu, Mỹ và vụ tới tiếp tục xuất khẩu sang Malaysia, Trung Đông”.

Bên cạnh các mô hình nâng cao thu nhập cho người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ KHKT là các mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Một số mô hình tiêu biểu như liên kết sản xuất, tiêu thụ chè xanh chất lượng cao ở các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang với kết quả tăng năng suất chè gần 30%, tăng giá trị sản phẩm chè chế biến từ 20 đến 26,2%, tăng thu nhập bình quân trên một ha gần 30%. Mô hình liên kết sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sắn ở vùng đồng bào DTTS đạt năng suất cao hơn so với mô hình canh tác cũ từ 15 đến 20 tấn/ha, hiệu quả thu nhập bình quân đạt từ 52,5 đến 60 triệu đồng/ha.

Ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ KH&CN cho biết: Trong 5 năm thực hiện CTPH, tuy nguồn vốn chung cho sự nghiệp KH&CN không tăng, nhưng Bộ KH&CN vẫn luôn dành sự ưu tiên cho hoạt động KH&CN của UBDT. Trong 5 năm qua, từ Chương trình phối hợp đã thực hiện chuyển giao 2.380 công nghệ vào sản xuất cho vùng DTTS, đã có 21 ngàn mô hình liên kết sản xuất, trên 130 ngàn lượt bà con được hướng dẫn KHKT… Chương trình phối hợp đã tuyên truyền cho đồng bào DTTS nắm bắt được những thông tin, KHKT áp dụng cho sản xuất, cây trồng, vật nuôi…

Thời gian tới, Bộ KH&CN tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ thuộc nội dung của CTPH giữa hai cơ quan, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện CTPH giữa hai cơ quan, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến cho rằng, một số nội dung thực hiện trong quá trình phối hợp giữa hai ngành đã góp phần tạo động lực phát triển vùng DTTS và miền núi, như: hoạt động nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách dân tộc; hoạt động nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ cho vùng DTTS và miền núi...Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đề nghị một số nhiệm vụ trọng tâm triển khai CTPH trong 3 năm tới (2018-2020), Ban Dân tộc và Sở KH&CN các tỉnh, thành phố thực hiện toàn diện, có hiệu quả 4 nội dung đã ký trong CTPH và Kế hoạch số 2586/KH-BKHCN-UBDT.

MINH THU - THẢO VÂN

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.