Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khi nông dân mạnh dạn thay đổi để phát triển

PV - 10:34, 04/03/2019

Những năm gần đây, thị trường cà phê ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên luôn rơi vào tình trạng giá cả bấp bênh, năng suất giảm sút. Cùng với đó là sự phá sản của mô hình doanh nghiệp liên kết với người dân của Công ty Cổ phần cà phê Thái Hòa đã khiến nhiều hộ dân chán nản đầu tư vào cà phê. Để khắc phục tình trạng này, bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả, rau màu và chăn nuôi cho thu nhập cao hơn.

Sau nhiều năm thăng trầm cùng 8,5ha cây cà phê, anh Phạm Xuân Vinh, ở Tổ 7, thị trấn Mường Ảng đã rút ra bài học cho riêng mình, anh Vinh chia sẻ: “Cà phê, nếu đầu tư trồng tập trung, chăm sóc diện tích nhỏ thì có lãi, còn nếu tham làm nhiều thì sẽ không ăn thua, thậm chí lỗ. Không để đói nghèo đeo đẳng, mình có sức khỏe, có vốn, có đất đai màu mỡ, vì thế mình quyết định chuyển đổi một số diện tích cà phê kém hiệu quả sang trồng loại cây khác, tốn ít chi phí và cho hiệu quả kinh tế cao hơn”.

Giữa năm 2014, trong lần đưa gia đình về quê ở Nghệ An chơi, anh Vinh được người thân dẫn đi thăm quan mô hình trồng cam Vinh. Sau chuyến thăm quan đó, anh Vinh nảy ra ý tưởng mang giống cam Vinh về trồng ở Mường Ảng.

Mạnh dạn chuyển đổi những diện tích cà phê kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, nhiều nông dân ở Mường Ảng có thu nhập cao. Mạnh dạn chuyển đổi những diện tích cà phê kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, nhiều nông dân ở Mường Ảng có thu nhập cao.

Cuối năm 2014, anh Vinh về quê mua giống cam Vinh và thuê luôn người trồng cam ở Nghệ An lên hướng dẫn cách trồng và các kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây cam. Sau giai đoạn kiến thiết, đến nay, vườn cam của gia đình anh xanh tốt, ít sâu bệnh và cho lứa quả ngọt đầu tiên.

Anh Vinh chia sẻ: “Giống cam Vinh trồng ở Mường Ảng cho năng suất 15-18 tấn/ha, với giá bán buôn khoảng 20 nghìn đồng/kg sẽ cho thu nhập 250 triệu đồng/ha/năm sau khi trừ chi phí. Trong khi đó, chi phí đầu tư trồng cam khoảng 60 triệu đồng/năm/ha, ít hơn 20 triệu đồng/năm/ha so với trồng cà phê. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục chuyển đổi thêm 3ha cà phê kém hiệu quả sang trồng cam”.

Trong những năm qua, người dân xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng cũng dần biến những bất lợi từ trồng cà phê sang khai thác những diện tích đất đồi, đất vườn để phát triển kinh tế chăn nuôi hộ gia đình. Nhiều vùng đất của xã đã trở thành những cánh đồng trên là cà phê, dưới kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, mang lại nguồn lợi kinh tế, góp phần giải quyết việc làm hiệu quả và nâng cao thu nhập cho người dân. Tiêu biểu trong phong trào chuyển đổi kinh tế đơn canh sang đa canh vườn- rừng kết hợp với chăn nuôi ở xã Ảng Nưa là gia đình ông Mùa Súa Tùng dân tộc Mông ở bản Co Hắm.

Năm 2001, ông Tùng đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình kinh tế vườn-rừng -chăn nuôi. Trên diện tích vườn rộng hơn 3ha, ông Tùng đã quy hoạch cơ cấu cây trồng hợp lý, ngoài trồng cây cà phê, ông Tùng còn trồng thêm các loại cây ăn quả khác, như: cam, chuối, vải và chăn nuôi gia súc, gia cầm… bình quân mỗi năm cho thu nhập hơn 250 triệu đồng. Nhờ nguồn thu từ trồng cà phê và chăn nuôi không chỉ giúp gia đình ông thoát nghèo, mà còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương vào thời vụ.

Ông Kiều Xuân Hoàng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Ảng cho hay: Những năm qua, nhiều nông dân trong huyện rất nhanh nhậy và linh hoạt trong chuyển đổi những diện tích trồng cà phê kém hiệu quả sang các mô hình đa canh đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại thu nhập cao, từ đó mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở địa phương. Hiện nay, huyện cũng đang khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang các giống cây, con khách cho năng suất hơn để tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

NAM HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.