Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khi làng nghề kết hợp làm du lịch cộng đồng

PV - 14:35, 24/06/2019

Làng Chánh Trạch, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ (Bình Định) vốn nổi tiếng từ lâu với sản phẩm bí đao khổng lồ, mỗi trái nặng trên 50kg, nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ, giá trị sản phẩm không cao. Thời gian gần đây, người dân đã có những chuyển đổi trong cách thức trồng, chăm sóc, chế biến, đặc biệt là gắn việc gìn giữ giống bí đao khổng lồ có một không hai trong cả nước với các tour du lịch cộng đồng, mở ra hướng phát triển nâng cao thu nhập cho người dân.

Nổi tiếng với sản phẩm độc đáo

Tuy nằm sát biển nhưng phần lớn bà con Chánh Trạch làm nghề nông. Từ bao năm qua, nông dân nơi đây đã tạo ra một sản vật bí đao đặc trưng. Thông thường, mỗi quả bí đao chỉ nặng chừng 7-10kg, vậy mà bí đao Chánh Trạch đều nặng từ 40-50kg, thậm chí có nhiều quả dài cả mét, đường kính 0,6m, nặng gần 1 tạ. Nhờ có bí đao khổng lồ mà ngôi làng nhỏ, nằm ven biển này được nhiều người biết đến.

Theo báo cáo của UBND xã Mỹ Thọ, có những thời điểm diện tích trồng bí đao trên toàn xã lên 20ha, giờ đây chỉ còn chưa tới 1ha, với khoảng 60 hộ trồng bí. Ngay cả những người trồng bí đao lâu năm cũng không biết giống bí này xuất hiện lúc nào và nguồn gốc từ đâu, chỉ biết rằng nó đã có từ lâu rồi, cứ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau cách trồng và chăm sóc sao cho cây có thể đạt được trọng lượng lớn nhất.

Những giàn bí đao khổng lồ ở làng Chánh Trạch, thu hút nhiều du khách đến thăm quan. Những giàn bí đao khổng lồ ở làng Chánh Trạch, thu hút nhiều du khách đến thăm quan.

Người dân ở đây cho biết, cùng loại giống bí đao Chánh Trạch nhưng mang đi trồng ở nơi khác thì quả lại rất nhỏ. Ông Nguyễn Đảm năm nay 80 tuổi đã gắn trọn cuộc đời mình với bí đao khổng lồ chia sẻ: Chưa ai lý giải được vì sao bí đao Chánh Trạch lại to như vậy. “Người ta đoán rằng, nhờ nguồn nước ngầm nơi này rất dồi dào, chỉ cần đào sâu xuống đất khoảng một mét là nước đã phun lên. Có lẽ nhờ đó mà bí đao hấp thụ được nhiều nước để phát triển. Có thời điểm, bí trồng ra nhiều không biết bán cho ai nhưng vì muốn gìn giữ sản phẩm đặc biệt của địa phương nên nhiều người vẫn trồng”, ông Đảm cho biết thêm.

Mở hướng cho làng nghề

Có thể nói, đây là giống bí lạ và chỉ trồng được ở vùng đất “cát” xã Mỹ Thọ, nhưng hiện nay số hộ và diện tích trồng bí ngày càng giảm do đầu ra của sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Để tìm hướng đi cho phù hợp, tăng giá trị của sản phẩm nông sản đã có nhiều cách làm từ công ty lữ hành để đưa du khách đến thăm quan những quả bí đao khổng lồ tại vùng đất nơi đây.

Theo ông Phạm Văn Thọ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thọ, nếu tìm được hướng phát triển tốt, mang lại thu nhập ổn định cho bà con thì việc phục hồi và phát triển nghề truyền thống-trồng bí đao khổng lồ sẽ rất thuận lợi. Các cấp chính quyền cùng người trồng bí rất tích cực giới thiệu, quảng bá giống bí này tại các hội chợ, trên các phương tiện truyền thông, nhưng vì quả bí rất nặng, khó di chuyển, lại không để được lâu nên vẫn chưa tìm được thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, sau khi tuyên truyền trên báo, đài, cũng có nhiều du khách hiếu kỳ tới thăm quan, vì vậy ở địa phương đang dần hình thành các dịch vụ về du lịch cộng đồng.

Anh Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch Bình Long, là người đầu tiên có ý tưởng hình thành các tour đưa khách du lịch về khám phá vùng quê tươi đẹp của Bình Định này. Vốn là người con của huyện Phù Mỹ, anh Ngọc Thạch luôn mong muốn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của quê hương mình.

Anh Thạch nói: Bí đao khổng lồ tại làng Chánh Trạch 1 là loại đặc sản hiếm có trong nước và trên thế giới, khách du lịch luôn trầm trồ thích thú mỗi khi được thăm quan và chụp hình. Nhưng có một điều khó là bí to nhất và chỉ thu hoạch được trong khoảng tháng 4 âm lịch, chứ không có quanh năm, nên cũng rất khó để thu hút khách trong suốt mùa du lịch.

Chính vì vậy, anh Thạch đã chủ động bàn với một số người dân trong làng thay đổi về thời gian gieo hạt, để các giàn bí của các hộ sẽ lần lượt tới kỳ thu hoạch trong các khoảng thời gian khác nhau. “Hiện nay Công ty đã đưa khách du lịch về thăm quan, chi phí trả cho hộ dân trồng bí 10.000 đồng/khách. Ngoài ra khách có thể dùng trà bí đao tại chỗ và mua bí đao khô về làm quà, giải quyết một phần đầu ra cho sản phẩm này. Công ty cũng đã mua bí đao gởi cho các khách sạn để trưng bày sản phẩm nhằm giới thiệu cho nhiều người biết”, anh Thạch cho biết thêm.

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.