Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Khi lá chuối vào siêu thị

PV - 16:12, 08/04/2019

Thời gian gần đây, phong trào dùng lá chuối gói thực phẩm thay cho túi nilon bắt đầu phát triển ra nhiều hệ thống siêu thị lớn như Co.opmart, Big C… tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…

Người dân hưởng ứng việc gói rau bằng lá chuối. Người dân hưởng ứng việc gói rau bằng lá chuối.

Có thể nói đây là phong trào hay cần tiếp tục nhân rộng không chỉ ở siêu thị mà cần phát huy đến từng khu chợ, đến từng nhà. Phong trào này cũng cần được nhân rộng từ thành thị về đến nông thôn miền núi.

Xin được nhấn mạnh rằng, vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đã trở thành vấn nạn không của riêng ai. Cùng với sự phát triển kinh tế, kèm theo đó là cuộc xâm lấn của đồ nhựa, trong đó có một phần lớn là đồ nhựa dùng một lần. Ống hút, cốc nhựa dùng một lần; hộp xốp và thìa nhựa gói xôi; nước đóng chai nhựa; chiếc tăm bông thân nhựa… Hơn hết chiếc túi nilon ngày càng phổ biến từ khắp các ngõ ngách từ thành phố tới từng bản làng miền núi.

Chúng ta hồn nhiên dùng đồ nhựa và không quan tâm rằng một chiếc túi nilon mất 10-20 năm mới phân hủy được, một chiếc cốc nhựa xốp có thể mất đến 50 năm, còn chai nhựa đựng hóa chất thậm chí mất hàng trăm năm. Ở Việt Nam, nếu trung bình khoảng 10% chất thải nhựa, túi nilon dùng một lần không được tái sử dụng, lượng chất thải nhựa từ sản phẩm sử dụng một lần lên tới 2,5 triệu tấn mỗi năm.

Trong bối cảnh đó, việc sử dụng các vật liệu thay thế túi nilon đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Nói về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, ngay các loại túi được coi là thân thiện với môi trường hiện nay như vải sáp ong, nilon tự hủy... cũng không thể so sánh với các loại thực vật như lá chuối, cây cỏ, cây lau về mức độ thân thiện với môi trường.

Còn xét về góc độ kinh tế, việc dùng các vật liệu thực vật không phải là quá mới. Trước khi túi nilon ra đời, con người đã dùng các vật liệu tự nhiên sử dụng trong sinh hoạt. Nói như vậy để thấy, đây không phải là loại vật liệu hiếm, đắt đỏ mà rất dễ kiếm và rất rẻ.

Mấu chốt của vấn đề hiện nay, chính là ý thức, thói quen của mỗi người dân trong việc sử dụng vật liệu bằng nhựa đã ăn sâu bám dễ từ lâu. Vì vậy, thời gian tới, chúng ta cần tập trung các biện pháp truyền thông, để người dân thay đổi các thói quen không tốt này.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!