Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khi đội ngũ Người có uy tín được trẻ hóa

Ngọc Chí - 09:36, 12/06/2024

Người có uy tín trong vùng DTTS có vị trí, vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và là “cầu nối” giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân địa phương. Đặc biệt, thời gian gần đây, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang dần được trẻ hóa và đã phát huy được vai trò của mình trong cộng đồng vùng DTTS.

 Thôn, làng vùng DTTS tỉnh Kon Tum đang từng ngày đổi mới, trong đó có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ Người có uy tín
Thôn, làng vùng DTTS tỉnh Kon Tum đang từng ngày đổi mới, trong đó có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ Người có uy tín

Từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 8.534 lượt người được bình xét, công nhận là Người có uy tín; trong đó, Người có uy tín trẻ tuổi (dưới 45 tuổi) chiếm hơn 20%. Người có uy tín trẻ tuổi đang dần khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển của cộng đồng người DTTS, góp phần duy trì và giữ gìn bản sắc văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội.

Anh A Hả, 39 tuổi, dân tộc Ba Na ở làng Đăk Krăk, xã Hòa Bình, TP. Kon Tum chia sẻ: Đăk Krăk là làng tái định cư. Để bà con bám đất, bám làng, yên tâm xây dựng cuộc sống ở vùng đất mới thì tôi luôn gần dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời giải thích cho người dân hiểu. Những vấn đề nào chưa nắm rõ thì tôi lên mạng Internet tra cứu các văn bản quy định của pháp luật để tuyên truyền cho người dân. Từ đó người dân trong làng luôn đoàn kết, chăm lo phát triển kinh tế.

 Theo ông Hà Hồng Duy, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum thì Người có uy tín trẻ tuổi đã phát huy được khả năng, trình độ của mình trong quá trình tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

“Hiện nay, làng Đăk Krăk có 89 hộ thì chỉ còn 1 hộ nghèo và 24 hộ cận nghèo. Thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng người/năm. Làng đã được công nhận đạt chuẩn Làng nông thôn mới ở vùng DTTS”, anh A Hả cho biết thêm.

Anh A Kương, dân tộc Ba Na, Trưởng thôn Đăk Wơk, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (năm nay 40 tuổi và đã có hơn 6 năm đảm nhiệm vai trò là Người có uy tín), chia sẻ: “Tôi thường xuyên lên mạng Internet tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc cây cà phê, cây sầu riêng. Từ đó áp dụng vào thực tiễn vườn cây của gia đình, cho năng suất cao và tôi hướng dẫn cho bà con làm theo. Trong công tác tuyên truyền cũng thuận lợi, vì xã thông tin qua nhóm Zalo, tôi tiếp nhận thông tin và tổ chức tuyên truyền ngay cho người dân về các chủ trương của địa phương”.

Anh A Hả, Người có uy tín làng Đăk Krăk, xã Hòa Bình, TP. Kon Tum hướng dẫn người dân cách cạo mủ cao su
Anh A Hả, Người có uy tín làng Đăk Krăk, xã Hòa Bình, TP. Kon Tum hướng dẫn người dân cách cạo mủ cao su

Theo ông Hà Hồng Duy, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum thì Người có uy tín trẻ tuổi đã phát huy được khả năng, trình độ của mình trong quá trình tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, họ đã biết ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong việc tiếp nhận thông tin chính thống và chuyển tải đến với người dân.

Thông qua đội ngũ Người có uy tín, các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mới thật sự đi vào lòng dân, giúp người dân tự thay đổi mình, vươn lên trong cuộc sống, khắc phục những khó khăn trở ngại và đạt được những thành tựu quan trọng trong cuộc sống.

Người có uy tín A Kương (bên trái) giới thiệu với cán bộ xã về vườn sầu riêng
Người có uy tín A Kương (bên trái) giới thiệu với cán bộ xã về vườn sầu riêng

“Xác định được vị trí, vai trò của mình đối với Đảng, Nhà nước và trách nhiệm đối với cộng đồng dân cư, Người có uy tín nói chung và đội ngũ Người có uy tín trẻ tuổi đã không ngần ngại khó khăn, vận động người dân tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân”, bà Rơ Châm Lan, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy cho biết.

Có thể thấy, trong vùng đồng bào DTTS, Người có uy tín có sức ảnh hưởng rất lớn tới nhiều yếu tố, lĩnh vực khác nhau, họ thật sự là “cầu nối” giữa Đảng, chính quyền địa phương với Nhân dân, là nơi để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào các DTTS, là kênh tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hiệu quả, là điểm tựa của cộng đồng dân cư.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.