Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khi đảng viên phát huy vai trò, trách nhiệm

Đạt Thành Nhân - 22:07, 21/07/2020

Những năm qua, huyện Sông Hinh (Phú Yên) đã triển khai Mô hình “Cơ quan, đơn vị giúp đỡ thôn, buôn khó khăn và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức giúp đỡ hộ nghèo”. Từ Mô hình này, nhiều hộ khó khăn ở các thôn buôn vùng sâu, vùng xa đã từng bước ổn định đời sống kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Dưới sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, đồng bào DTTS ở Sông Hinh trồng lúa nước đạt năng suất cao.
Dưới sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, đồng bào DTTS ở Sông Hinh trồng lúa nước đạt năng suất cao.

Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Sông Hinh, sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch 68-KH/TU ngày 14/2/2014, ngày 24/3/2014, Huyện ủy Sông Hinh đã ban hành Kế hoạch 88-KH/HU về triển khai Mô hình “Cơ quan, đơn vị giúp đỡ thôn, buôn khó khăn và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức giúp đỡ hộ nghèo” (Kế hoạch 88). Sau gần 6 năm triển khai, các cơ quan, đơn vị đã có nhiều hoạt động giúp đỡ hộ nghèo hiệu quả, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Đơn cử như, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Sông Hinh đã vận động các nguồn lực xóa nhà ở tạm, tặng học bổng, xe đạp, sách vở cho học sinh nghèo, giải ngân các nguồn vốn chính sách cho người dân tại buôn Chao, xã Ea Bá, nơi có đa số đồng bào Ê Đê sinh sống. Đến nay, tổng số tiền hỗ trợ đối với buôn Chao và các hộ nghèo trong buôn này hơn 60 triệu đồng. Riêng 6 đảng viên trong chi bộ đã hỗ trợ cho 6 em học sinh khó khăn mỗi tháng 200.000 đồng/em.

Ông Trần Đình Pháp, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sông Hinh cho biết: “Điều chúng tôi quan tâm là, làm sao để các hộ nghèo biết cách thoát nghèo, có ý thức thoát nghèo. Vì vậy, chi bộ đã quán triệt tinh thần cho cán bộ, đảng viên trong đơn vị phối hợp tốt với các tổ trưởng tổ vay vốn bám sát cơ sở và hướng dẫn họ nắm bắt thông tin, hướng làm ăn phù hợp với từng gia đình”.

Hay như việc Trung tâm Y tế huyện Sông Hinh cũng hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế bằng việc tặng các loại cây, con giống và thường xuyên thăm hỏi, tặng quà định kỳ 6 tháng 1 lần. Bên cạnh đó, đơn vị đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, bảo đảm sức khỏe để lao động sản xuất nhằm nâng cao thu nhập.

Bà Ksor Hờ Bek ở buôn Bưng B, xã Ea Lâm cho biết: Có sức khỏe thì mới đi làm, mới kiếm tiền được. Bản thân tôi và các thành viên trong gia đình đều thực hiện đúng như lời các bác sĩ đã hướng dẫn như vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh luôn sạch sẽ…

Đánh giá về những kết quả tích cực trong việc thực hiện Kế hoạch 88, ông Lơ Mô Tu, Bí thư Huyện ủy Sông Hinh cho hay: Điều đáng quý là các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên đã phát huy thế mạnh, sở trường của mình để hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, thôn buôn nghèo vươn lên. Các đơn vị, cá nhân triển khai thực hiện sáng tạo, linh động, phù hợp với thực tế và đa dạng các hình thức như xây dựng tủ sách pháp luật, làm đường bê tông, hỗ trợ thiết bị trường học, lắp đặt đèn chiếu sáng đường quê, xóa nhà ở tạm…

“Đến nay, ở Sông Hinh đã có 255/450 hộ được phân công giúp đỡ đã thoát nghèo. Huyện sẽ tiếp tục duy trì, nhân rộng những mô hình hay, hiệu quả đã có, khuyến khích những cách làm mới, sáng tạo, tiếp tục kêu gọi và mở rộng đối tượng tham gia để ngày càng có thêm nhiều người dân nghèo được giúp đỡ”, ông Lơ Mô Tu cho biết.


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.