Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khát vọng Đam Săn - điểm nhấn tại đêm nhạc trên Cao nguyên Đắk Lắk

Ngọc Vân - 10:25, 02/05/2022

Tối 1/5, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Chương trình "Đêm nhạc Nguyễn Cường" và biểu diễn "Ca kịch Khát vọng Đam Săn". Đây là một trong những hoạt động nhằm phục vụ khách du lịch và giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa trên Cao nguyên Đắk Lắk.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường giao lưu cùng khán giả và du khách
Nhạc sĩ Nguyễn Cường giao lưu cùng khán giả và du khách

Đêm nhạc là sự tri ân những đóng góp của nhạc sĩ Nguyễn Cường trong hơn 40 năm sáng tác tại Đắk Lắk, được tổ chức nhân dịp chào mừng 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2022); 136 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2022); kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022).

Đêm nhạc được biểu diễn với hàng loạt ca khúc viết từ chất liệu dân ca Ê-đê với nhịp điệu sôi động như "H’Zen lên rẫy", "Ly cà phê Ban Mê", "Còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột", "Xôn xang mênh mang cao nguyên Đắk Lắk"… 

Đặc biệt, du khách và người dân hào hứng với màn biểu diễn "Ca kịch Khát vọng Đam Săn". Ca kịch gồm 5 chương: Chương 1: "Dam Săn và H’Nhi;" chương 2: "Xử tội Mtao Msei"; chương 3: "Buôn sang trông cậy"; chương 4: "Nơi miền sáng"; chương 5: "Mặt trời lên trên cao nguyên bao la" được người xem rất hào hứng. Tác giả, tổng đạo diễn vở ca kịch này là nhạc sĩ Nguyễn Cường.

Đây được xem là tác phẩm lớn trong nền âm nhạc Việt Nam, phục dựng, bảo tồn và trình diễn lịch sử văn hóa dân tộc Ê-đê ở Tây Nguyên qua những làn điệu, vũ điệu được sử dụng trong tác phẩm; tạo dựng sân khấu âm nhạc độc đáo bán thực cảnh dành cho lễ hội thường niên của đồng bào Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng, tạo nên sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc chỉ có ở Đắk Lắk.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.