Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khảo sát kết quả 10 năm thực hiện Quyết định 221 tại Đăk Nông

PV - 11:09, 30/05/2019

Chiều 29/5, Đoàn công tác Trung ương do bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm UBDT làm trưởng đoàn đã có chuyến khảo sát kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 221-QĐ/TW ngày 27/4/2009 của Ban Bí Thư khóa X về ban hành Quy chế phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết các bức xúc của nhân dân tại tỉnh Đăk Nông.

 

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh phát biểu tại buổi làm việc với huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông kháo sát việc thực hiện Quyết định 221-QĐ/TW Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh phát biểu tại buổi làm việc với huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông kháo sát việc thực hiện Quyết định 221-QĐ/TW.

Theo báo cáo, sau 10 năm triển khai thực hiện Quyết định 221, cấp ủy và chính quyền các cấp nhận thức rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của ngành Tuyên giáo trong việc tham gia triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, góp phần tích cực giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

 Các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục pháp luật được tuyên truyền thường xuyên thông qua nhiều hình thức. Công tác nắm bắt dư luận xã hội và giải quyết những vấn đề bức xúc của người dân được chú trọng.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phối hợp tổ chức 21 cuộc điều tra xã hội học chuyên đề tập trung vào những vấn đề nóng, bức xúc, được dư luận quan tâm. Từ đó đã kịp thời báo cáo và kiến nghị, đề xuất Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành liên quan khẩn trương giải quyết.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Quyết định số 221 vẫn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể, công tác phối hợp xây dựng quy chế, chương trình hoạt động có thời điểm, có nơi chưa kịp thời, còn lúng túng. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đôi lúc chưa rõ nét.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh tỉnh, các sở ngành tỉnh Đăk Nông kiến nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương tham mưu Ban Bí Thư chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quy chế cho phù hợp với thực tiễn địa phương; Ban cán sự Đảng Chính phủ có văn bản chỉ đạo UBND các cấp trước khi triển khai các dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động lớn đến đời sống của người dân bắt buộc phải tiến hành khảo sát xã hội học…

Phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Đăk Nông, Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Đăk Nông đã đạt được trong 10 năm triển khai thực hiện Quyết định số 221 của Ban Bí Thư. Tuy nhiên, ngoài việc tỉnh tổng kết, đánh giá, các huyện, thị xã cũng cần đánh giá, nhìn lại những bất cập, hạn chế trong công tác phối hợp để có giải pháp thực hiện hiệu quả hơn.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh yêu cầu hàng năm, tỉnh cần đưa ra chương trình phối hợp hoạt động cụ thể và sơ kết hoạt động để rút kinh nghiệm nhằm thực hiện Quyết định số 221 ngày càng tốt hơn. Ban tuyên giáo và UBND các cấp cần dựa vào, để có sự chủ động trong công tác phối hợp triển khai kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân.

Sáng cùng ngày, đoàn công tác đã có buổi làm việc tại Huyện ủy huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông về triển khai thực hiện Quyết định 221-QĐ/TW của Ban Bí Thư để nắm bắt thực tế tại cơ sở.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh đánh giá cao thành quả mà huyện Đăk R’lấp đạt được rất ấn tượng, tăng trưởng kinh tế 12%/năm, hộ nghèo chỉ còn 4,7%, thu nhập bình quân đầu người 55 triệu/người/năm, hệ thống trường chuẩn 47%... Đây là địa phương có nhiều điểm nóng liên quan đến các dự án lớn và đất đai; tuy nhiên nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Tuyên giáo với cơ quan quản lý cùng cấp làm tốt công tác tư tưởng, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc trong nhân dân.

LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.