Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khánh Hòa: Quan tâm phát triển giáo dục mầm non

Tân Trào - 11:03, 14/11/2022

Qua 2 năm triển khai Nghị định 105/2020 của Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho trẻ mầm non.

Một tiết học của cô và cháu tại Trường Mầm non Họa My (huyện Khánh Vĩnh)
Một tiết học của cô và cháu tại Trường Mầm non Họa My (huyện Khánh Vĩnh)

Hiện, ngoài chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ DTTS (theo Nghị quyết số 17/2012 của HĐND tỉnh), tỉnh Khánh Hòa còn hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo ở các thôn, xã đặc biệt khó khăn, trẻ thuộc hộ nghèo, cận nghèo… theo Nghị định 105/2020 của Chính Phủ.

Năm học 2020 - 2021, toàn tỉnh có 2.794 trẻ thuộc đối tượng này được hỗ trợ với tổng số tiền hơn 2,2 tỷ đồng; năm học 2021 - 2022 có 2.038 trẻ được hỗ trợ với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng. Ngoài ra, năm học 2021 - 2022, có 85 trẻ mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hưởng trợ cấp mức 160.000 đồng/trẻ/tháng.

Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa còn cân đối ngân sách để nâng mức hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn cho trẻ em mầm non tại cơ sở giáo dục mầm non công lập ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn. Theo đó, mức hỗ trợ 3.070.000 đồng/tháng/45 trẻ, tăng 670.000 đồng so với mức quy định tại Nghị định 105/2020 của Chính Phủ.

Cô và trò Trường Mầm non Hoàng Anh (xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn)
Cô và trò Trường Mầm non Hoàng Anh (xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn)

Năm học 2020 - 2021, có 13 trường được hưởng chính sách này, với số tiền đã chi trả hơn 297 triệu đồng. Năm học 2021 - 2022 có 26 trường được hỗ trợ, với tổng kinh phí dự kiến hơn 2,3 tỷ đồng, trong đó đã thực hiện chi trả gần 1,4 tỷ đồng.

Giáo viên mầm non dạy lớp ghép, dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS cũng được hỗ trợ 450.000 đồng/tháng. Năm học 2020 - 2021, tỉnh đã thực hiện chi trả cho 96 giáo viên thuộc đối tượng này tại 3 huyện Cam Lâm, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh. Năm học 2021 - 2022 chi trả cho 123 giáo viên của 6 địa phương (thêm Cam Ranh, Ninh Hòa, Vạn Ninh), với tổng kinh phí hơn 333,6 triệu đồng.

Ngoài ra, tỉnh còn ban hành chính sách hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập, dân lập, tư thục tại địa bàn có khu công nghiệp, cụm công nghiệp nơi có nhiều lao động với mức 20 triệu đồng/cơ sở; chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại các cơ sở này mức 800.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, địa bàn khu công nghiệp của tỉnh không có nhóm trẻ, lớp mầm non độc lập, không có giáo viên dạy đối tượng này nên tỉnh chưa chi trả 2 nội dung này.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.