Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khánh Hòa: Phục dựng các nghi lễ truyền thống để phát triển du lịch

Ngọc Ánh - 14:28, 22/08/2024

Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2021-2025, thuộc Chương trình MTQG 1719, Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Sở Du lịch và các địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều chương trình phục dựng các nghi lễ của đồng bào các dân tộc như Lễ cúng bến nước của người Ê Đê, Lễ cúng ăn mừng đầu lúa của người Raglai.

              

Nghi thức cúng thần linh trong Lễ cúng ăn mừng đầu lúa của người Raglai huyện Khánh Sơn
Nghi thức cúng thần linh trong Lễ cúng ăn mừng đầu lúa của người Raglai huyện Khánh Sơn

Cụ thể, việc phục dựng các nghi lễ của đồng bào các dân tộc Raglai, Ê Đê được tiến hành từ năm 2021 đến nay, với các nội dung như: Khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin để bảo tồn lễ hội; Thuê chuyên gia nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ bảo tồn lễ hội; Đầu tư cơ sở vật chất, thiết kế phần mềm công nghệ phục vụ công tác nghiên cứu, sưu tầm lễ hội; Mở các lớp tập huấn, truyền dạy phương pháp, kỹ năng bảo tồn lễ hội; Tổ chức trình diễn, tái hiện lễ hội; thực hiện ghi hình, quay phim về lễ hội để tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá…

Năm 2022, tỉnh Khánh Hòa thực hiện phục dựng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ bỏ mả của đồng bào Raglai ở huyện Khánh Sơn. Năm 2023, tiến hành phục dựng Lễ ăn đầu lúa mới của đồng bào Raglai ở huyện Khánh Vĩnh. Năm 2024, phục dựng Lễ ăn đầu lúa mới của đồng bào Raglai ở huyện Khánh Sơn; phục dựng Lễ cưới hỏi của đồng bào T’rin ở huyện Khánh Vĩnh. Năm 2025, sẽ triển khai các hoạt động phục dựng Lễ cúng bến nước của đồng bào Ê Đê ở xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa.

Lãnh đạo xã Sơn Hiệp tham dự tái hiện lễ ăn mừng đầu lúa mới tổ chức tại khu vực thác Tà Gụ.
Lãnh đạo xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn tham dự tái hiện Lễ ăn mừng đầu lúa mới tổ chức tại khu vực thác Tà Gụ

Ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Khánh Hòa khẳng định, việc phục dựng, bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống tiêu biểu của các DTTS trong tỉnh nhằm khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch, thu hút du khách được các cấp, các ngành, địa phương đặc biệt quan tâm. 

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...