Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khánh Hòa: Phát triển thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm

PV - 14:02, 16/10/2018

Theo báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Khánh Hòa, đơn vị chủ trì Chương trình phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, sau 2 năm triển khai Chương trình giai đoạn 2016 – 2020, đến nay, toàn tỉnh có 8 sản phẩm được xây dựng và phát triển thương hiệu…

Thành công ban đầu

Các sản phẩm gồm: sầu riêng Khánh Sơn, xoài Cam Lâm, yến sào Nha Trang, nước mắm Nha Trang, dừa xiêm Ninh Đa, hoa cúc Ninh Giang, gạo Ngọc Quang và ốc hương Khánh Hòa. Các sản phẩm này đã được đăng ký xác lập quyền bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ dưới các hình thức là chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể.

Xoài Cam Lâm đã được công nhận sản phẩm đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa. Xoài Cam Lâm đã được công nhận sản phẩm đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa.

Theo bà Lê Vinh Liên Trang, Phó Giám đốc Sở KH-CN Khánh Hòa, qua đánh giá sơ bộ từ các địa phương có sản phẩm được xây dựng và phát triển thương hiệu, giá trị kinh tế của các sản phẩm này được nâng cao rõ rệt so với trước, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đơn vị sản xuất. Trên thực tế, tại các phiên chợ như: phiên chợ nông sản, phiên chợ an toàn thực phẩm, những sản phẩm có nhãn hiệu luôn được người tiêu dùng đón nhận như: sầu riêng Khánh Sơn, xoài Cam Lâm…

Cùng với việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, các địa phương còn quan tâm xây dựng, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng mở rộng về quy mô, sản lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người dân.

Ông Trần Ngọc Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân phường Ninh Giang cho biết: Hoa cúc Ninh Giang (thị xã Ninh Hòa) được cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền dưới hình thức nhãn hiệu tập thể năm 2017. Từ khi có thương hiệu, giá trị kinh tế của hoa cúc Ninh Giang cao hơn trước, sức cạnh tranh trên thị trường cũng cao hơn. Toàn phường hiện có 314 hộ trồng hoa, với số lượng dự kiến là 145.000 chậu.

Còn nhiều bất cập

Từ những thành công ban đầu, Sở KH-CN Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với các địa phương tiến hành xây dựng thương hiệu và đăng ký bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm: bưởi da xanh Khánh Vĩnh; táo, cam Thành Nam; tỏi Vạn Ninh, Ninh Hòa; mía tím Khánh Sơn; chả cá Vạn Giã; dừa xiêm Tuần Lễ…

Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm này đang gặp khó khăn. Việc quản lý nhãn hiệu đã được cấp cũng có nhiều vấn đề bất cập. Chẳng hạn như nhãn hiệu dừa xiêm Ninh Đa được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp nhãn hiệu vào năm 2016 được phát 9.000 tem cho 20 hộ trồng dừa để dán cho những trái dừa đạt chất lượng. Sau khi sử dụng hết số lượng tem được phát, người dân phải mua tem dán với giá 500 đồng/tem nên người dân không mặn mà với việc dán tem lên sản phẩm do phải bỏ chi phí mua tem mà giá bán không cao hơn dừa không dán tem.

Với những bất cập này, bà Lê Vinh Liên Trang, Phó Giám đốc Sở KH-CN Khánh Hòa cho rằng, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý địa phương và nông dân cũng là giải pháp để khắc phục khó khăn. Trong đó, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách, nguồn vốn cụ thể để xây dựng các vùng chuyên canh, các nhà khoa học tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân về kỹ thuật, nhà nông cần nắm bắt kiến thức về khoa học kỹ thuật, định hướng cho sản phẩm của mình.

THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.