Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Khánh Hòa: Gắn bảo tồn di tích lịch sử văn hóa với phát triển du lịch

PV - 11:05, 26/10/2018

Khánh Hòa là địa phương có nhiều loại di tích lịch sử, văn hóa. Vì thế, việc gắn bảo tồn di tích với phát triển du lịch là nhiệm vụ quan trọng. Thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai và đạt được kết quả đáng khích lệ.

Đông đảo du khách đến tham quan Di tích Tháp Bà Ponagar tại phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang (Khánh Hòa). Đông đảo du khách đến tham quan Di tích Tháp Bà Ponagar tại phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang (Khánh Hòa).

Phát huy giá trị  của di tích

Theo ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Ban quản lý di tích tỉnh Khánh Hòa, hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 16 di tích, danh thắng cấp quốc gia và 174 di tích cấp tỉnh; có 2 lễ hội được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia gồm: Lễ hội Cầu ngư và Lễ Bỏ mả của người Raglai. Đặc biệt, nghệ thuật diễn xướng bài chòi ở Khánh Hòa cùng với 8 tỉnh, thành khác trong khu vực đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Những di tích, di sản, loại hình nghệ thuật nêu trên thực sự là lợi thế rất lớn cho việc khai thác du lịch.

Nhận thấy tầm quan trọng của bảo tồn di tích, đi đôi với khai thác du lịch. Vừa qua, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống phục vụ phát triển du lịch năm 2018 nhằm thúc đẩy việc gắn kết các giá trị của di sản văn hóa với hoạt động du lịch.

Các di tích Tháp Bà Ponagar, danh thắng Hòn Chồng, vịnh Nha Trang đã được các công ty lữ hành đưa vào chương trình tour để phục vụ du khách thường xuyên. Lượng khách du lịch tập trung về các di tích nói trên là vô cùng lớn, mức thu từ bán vé tham quan là rất cao.

Chỉ tính riêng mức thu từ bán vé tại di tích Tháp Bà Ponagar hàng năm đã mang về hàng chục tỷ đồng. Nguồn thu trên không chỉ để chi trả lương cho nhân viên mà hàng năm, Trung tâm Bảo tồn di tích còn sử dụng để hỗ trợ trùng tu các di tích khác.

Khánh Hòa Trình diễn nghề dệt truyền thống của người Chăm tại Di tích Tháp Bà Ponagar.

Cần khai thác đúng  mục đích

Có thể nói, các di tích lịch sử văn hóa là một phần không thể thiếu và góp phần quan trọng trong việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của Khánh Hòa. Tuy nhiên, nhiều di tích, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, nghệ thuật truyền thống khác tại Khánh Hòa vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, chưa được sử dụng vào mục đích khai thác du lịch.

Nói về vấn đề trên, ông Nguyễn Đắc Tài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng, việc thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch năm 2018 là hết sức cần thiết. Từ đó, tạo ra những sản phẩm du lịch mới, làm tăng thêm giá trị cho di sản, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch và đem lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng.

Theo ông Tài, cuối năm 2018, Khánh Hòa sẽ cho cải tạo vỉa hè và lối đi danh thắng Hòn Chồng; nâng cấp đường vào khu mộ bác sĩ A.Yersin; nghiên cứu, sưu tầm và hoàn thành bộ sưu tập trang sức của người cổ Hòa Diêm để đưa vào trưng bày thường xuyên ở Bảo tàng tỉnh; xuất bản các ấn phẩm sách: Giới thiệu lịch sử và con người Khánh Hòa, nghệ thuật Bài chòi tỉnh Khánh Hòa để quảng bá nét đẹp văn hóa, nghệ thuật địa phương.

Ông Nguyễn Khắc Hà, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa cho biết: Tới đây, chúng tôi sẽ có sự bổ sung, tăng cường nội dung các hoạt động để phục vụ phát triển du lịch như: biểu diễn nghệ thuật múa bóng vào các tối thứ Tư và thứ Năm hàng tuần tại Trung tâm Hội nghị tỉnh; trình diễn nghệ thuật diễn xướng dân gian hò bá trạo và các trích đoạn tuồng cổ vào các tối thứ Hai và thứ Sáu hàng tuần tại Công viên Yến Sào, nhằm giới thiệu cho du khách biết nhiều hơn về văn hóa, con người Khánh Hòa.

Còn bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Phó Giám đốc Sở Du lịch cũng khẳng định: Sở sẽ phối hợp với Hiệp hội Du lịch Nha Trang-Khánh Hòa và các doanh nghiệp lữ hành để giới thiệu, quảng bá những di tích, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương trong các sự kiện xúc tiến, quảng bá du lịch, các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế cũng như các đoàn doanh nghiệp, các nước đến tìm hiểu về Khánh Hòa.

L.PHƯƠNG - XUÂN HƯỚNG

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.