Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khai mạc Vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVII - 2022

PV - 20:39, 18/04/2023

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã tổ chức khai mạc Vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVII - năm 2022.

Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia khai mạc vòng chấm sơ khảo. Ảnh: Hoàng Lân/hanoimoi.com.vn
Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia khai mạc vòng chấm sơ khảo. Ảnh: Hoàng Lân/hanoimoi.com.vn

Theo Ban Tổ chức, năm nay Giải Báo chí Quốc gia nhận được sự tham gia của 18/20 Liên Chi hội, 35 Chi hội trực thuộc và 62/63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố. Điều này cho thấy sức hút mạnh mẽ của Giải và sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của các cấp Hội Nhà báo trong cả nước.

Đánh giá sơ bộ, công tác tổ chức thực hiện năm nay ở các cấp Hội hầu hết được triển khai nền nếp, hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số cấp Hội gửi tác phẩm dự Giải muộn và chưa đúng hướng dẫn.

Theo thống kê của Ban Thư ký tổng hợp Giải, năm nay có 1.893 tác phẩm gửi về dự Giải, tiếp tục đạt mức cao từ trước đến nay, trong đó 169 tác phẩm có sự tham gia của tác giả không phải là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Ban Thư ký tổng hợp Giải đã sơ loại 120 tác phẩm và đưa vào 1.773 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Vòng sơ khảo theo quy định.

Năm nay có 11 nhóm giải dự Giải Báo chí Quốc gia, trong đó, báo in có 3 nhóm giải, gồm: Giải Tin, bài phản ánh, phỏng vấn (có 327 tác phẩm); Giải Xã luận, bình luận, chuyên luận (có 98 tác phẩm); Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (có 208 tác phẩm).

Ảnh báo chí có 1 nhóm giải, gồm giải ảnh đơn, phóng sự ảnh, nhóm ảnh (có 80 tác phẩm).

Phát thanh có 2 nhóm giải, gồm: Giải Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, tọa đàm, chuyên đề, phát thanh tổng hợp (có 101 tác phẩm); Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký (có 113 tác phẩm).

Truyền hình có 3 nhóm giải, gồm: Giải Tin, phóng sự, ký sự (có 330 tác phẩm); Giải Bình luận, giao lưu, tọa đàm (có 58 tác phẩm); Giải Phim tài liệu truyền hình (có 80 tác phẩm).

Báo điện tử có 2 nhóm giải, gồm: Giải Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, giao lưu trực tuyến (có 218 tác phẩm); Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (có 160 tác phẩm).

Phát biểu tại Lễ khai mạc vòng chấm sơ khảo, ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng sơ khảo Giải Báo chí Quốc gia khẳng định, trải qua 16 mùa đồng hành cùng đời sống báo chí, Giải Báo chí Quốc gia đã trở thành sinh hoạt nghiệp vụ thực sự bổ ích, lan tỏa sâu rộng trong các cấp Hội, trong giới báo chí, ngày càng khẳng định uy tín và là giải thưởng nghề nghiệp danh giá nhất của những người làm báo trong nước. Với tôn chỉ, mục đích và thể lệ của mình, năm nay, Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 17 tiếp tục tôn vinh những giá trị cao quý của những người làm báo, những đóng góp trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả của người làm báo đối với xã hội, cộng đồng và đất nước.Các khâu chuẩn bị đã được tiến hành theo đúng Điều lệ Giải và đúng tiến độ.

Ngày 29/3/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 369/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án Giải Báo chí Quốc gia và giao Hội Nhà báo Việt Nam là cơ quan thường trực tổ chức giải. Kể từ đó đến nay, Giải Báo chí Quốc gia đã trải qua 16 mùa đồng hành cùng đời sống báo chí.

Ngày 24/11/2022, Thường trực Hội đồng Giải báo chí Quốc gia ban hành Hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc dự Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVII - năm 2022.

Bộ máy giúp việc Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia được thành lập gồm 3 ban: Ban Thông tin, tuyên truyền và vận động tài trợ Giải, Ban Quản lý quỹ Giải và Ban Thư ký tổng hợp Giải.

Ngày 10/4/2023, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí Quốc gia ban hành Quyết định thành lập Hội đồng sơ khảo Giải báo chí Quốc gia, cùng với Quy chế tổ chức và làm việc của Hội đồng sơ khảo. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.