Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2024

Thúy Hồng-Tuấn Ninh - 00:25, 17/11/2024

Tối 16/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024. Tham dự Chương trình có các đồng chí: Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, đông đảo các nghệ nhân, diễn viên, Nhân dân các dân tộc.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại Chương trình
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại Chương trình

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết: Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII là hoạt động có ý nghĩa thiết thực chào mừng Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) và Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), là dịp để củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng; tôn vinh, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Theo bà Trịnh Thị Thủy, với 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng biệt, độc đáo, tạo nên bản sắc của mỗi cộng đồng dân tộc. Đó không chỉ là tài sản của riêng một vùng đất, con người hay địa phương, mà còn là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần làm nên sự phong phú, thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Những giá trị tiến bộ, nhân văn được kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần hướng tới một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, những giá trị văn hóa truyền thống đó tạo nên sức mạnh kết nối, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là một trong những trụ cột quan trọng để xây dựng đất nước phát triển bền vững.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phát biểu tại chương trình
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy phát biểu tại Chương trình

"Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024 với phương châm “Để chủ thể văn hoá tự giới thiệu về mình sẽ mang đến một bầu không khí vui tươi, đoàn kết, với nhiều hoạt động như: tổ chức trưng bày, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, không gian văn hóa, tái hiện các lễ hội độc đáo của các dân tộc, các tiết mục dân ca, dân vũ đặc sắc, trình diễn trang phục dân tộc, thi đấu các môn thể thao truyền thống; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, trình diễn nghệ thuật, nghề truyền thống, triển lãm văn hóa", bà Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh.

Các đại biểu dự chương trình
Các đại biểu dự Chương trình

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt và chăm lo cho sự nghiệp phát triển văn hóa, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng việc ban hành thực hiện nhiều chủ trương, đường lối, chính sách thiết thực, hiệu quả. Nhờ đó, nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn, các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới nhiều mặt của xã hội. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa bảo tồn và phát huy.

Chương trình thu hút đông đảo Nhân dân tham gia
Chương trình thu hút đông đảo Nhân dân tham gia

Phó Thủ tưởng Lê Thành Long nhấn mạnh: Tinh thần đại đoàn kết là truyền thống, là di sản văn hóa quý báu của dân tộc ta, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực quan trọng, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Những năm qua, việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành nét đẹp truyền thống đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng dân cư, hướng đến từng gia đình và mỗi người dân, không ngừng xây dựng, củng cố và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tiết mục biểu diễn khai mạc Chương trình
Tiết mục biểu diễn khai mạc Chương trình

Với chủ đề “Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình”, Lễ khai mạc được kết cấu thành 4 chương, gồm: Lời cây đàn Tính; di sản hội tụ và tỏa sáng; chung một niềm tin; kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây không chỉ là hoạt động nghệ thuật đơn thuần mà Chương trình nhằm chuyển tải thông điệp bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, tinh thần hội tụ và đoàn kết của dân tộc ta.

Màn biểu diễn hát then, đàn tính quy tụ 400 nghệ nhân biểu diễn
Màn biểu diễn hát Then, đàn Tính quy tụ 400 nghệ nhân biểu diễn

Trong khuôn khổ tuần đại đoàn kết có các sự kiện nổi bật, như: Trình diễn nghề truyền thống dệt thổ cẩm và chế tác đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái; tái hiện Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai; giao lưu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian dân tộc Khmer; ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc phía Bắc; trải nghiệm văn hóa truyền thống gắn với không gian văn hóa của đồng bào các dân tộc…

Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2024 6
Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2024 8
Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2024 9
Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2024 10
Chương trình mang đến nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.