Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khai mạc Lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2023

Anh Trúc - 11:17, 02/03/2023

Lễ hội truyền thống Đền A Sào - Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã khai mạc tại Khu di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Đình, Đền, Bến Tượng A Sào (Quỳnh Phụ, Thái Bình).

Các đại biểu dự Lễ khai mạc
Các đại biểu dự Lễ khai mạc

A Sào có tên gốc là A Cảo, một vùng đất nằm ven sông Hóa (nay thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Năm 1258, khi quân dân nhà Trần tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ nhất, Trần Quốc Tuấn mới 18 tuổi đã được phong tước hầu và được Triều đình giao về trấn thủ đất A Sào.

Năm 2011, Khu di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa lễ hội truyền thống đền A Sào vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, bà Trần Thị Bích Hằng dâng hương tưởng niệm Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, bà Trần Thị Bích Hằng dâng hương tưởng niệm Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Sau 2 năm bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, năm nay lễ hội đền A Sào được tổ chức trở lại. Đây là sự kiện văn hóa, du lịch nổi bật của tỉnh Thái Bình. Lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2023 diễn ra từ ngày 1 - 3/3 (tức 10 - 12 tháng Hai âm lịch). Lễ hội đền A Sào không chỉ được tổ chức quy mô, long trọng, mà còn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và có ý nghĩa to lớn về lịch sử. Chính vì vậy Lễ hội không chỉ nhận được sự quan tâm, tham gia của người dân trong tỉnh Thái Bình, mà còn thu hút nhiều du khách từ các tỉnh lân cận ghé thăm.

Màn biểu diễn trống hội tại Lễ khai mạc
Màn biểu diễn trống hội tại Lễ khai mạc

Ngoài hoạt động tế lễ theo truyền thống, còn có các hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian như kéo co, thi giã bánh dày... và các hoạt động biểu diễn văn nghệ.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.