Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Anh Trúc T.h - 06:27, 01/05/2024

Ngày 29-4 (tức ngày 21-3 Âm lịch), tại khu di tích quốc gia Tháp Bà Ponagar, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024.

TIN Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024
Các đại biểu tham dự khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024.

Đến dự, có các vị đại biểu: Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lê Thị Thu Hằng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh; cùng đông đảo người dân, khách hành hương, du khách trong và ngoài nước.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà cho biết, Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024, diễn ra từ ngày 28-4 đến 1-5 (tức từ ngày 20 đến 23-3 Âm lịch), với các hoạt động nổi bật, gồm: Lễ thay y, lễ thả hoa đăng và nghi thức rước bài vị Thánh Mẫu, lễ cầu quốc thái dân an, lễ cúng thí thực, lễ tế cổ truyền, lễ khai diên và tôn vương, hoạt động hát văn - múa bóng của các đoàn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu…

TIN Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024 1
Những thiếu nữ Chăm biểu diễn tiết mục múa truyền thống của dân tộc.

Từ năm 1979, di tích Tháp Bà Ponagar đã được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa quốc gia; đến năm 2012, Lễ hội Tháp Bà Ponagar được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; hiện di tích Tháp Bà Ponagar đang được làm hồ sơ đề nghị công nhận di tích đặc biệt quốc gia. Tháp Bà Ponagar và Lễ hội Tháp Bà Pongar là niềm vinh dự, tự hào, đồng thời cũng là trách nhiệm của chính quyền, nhân dân tỉnh Khánh Hòa trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị cũng như tôn vinh nét đẹp văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng dân gian.

Sau nghi thức khai mạc, các đại biểu đã vào khu vực Tháp Chính - nơi có thờ tượng nữ thần Ponagar để dâng hương tưởng nhớ công đức và nguyện cầu những điều tốt đẹp đến với đất nước, nhân dân. Lễ hội Tháp Bà Ponagar được tổ chức hàng năm là dịp để mọi người cùng nhau hướng về Thánh Mẫu Thiên Y A Na của người Việt, bà Mẹ xứ sở của đồng bào Chăm để cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc.

TIN Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024 2
Đồng bào Chăm đến tham dự buổi lễ khai mạc.

Theo thông tin từ ban tổ chức, lễ hội năm nay có hơn 100 đoàn hành hương với hơn 5.000 người đăng ký tham gia; trong các ngày diễn ra lễ hội, sẽ có khoảng 100.000 lượt khách hành hương, người dân, du khách đến khu di tích Tháp Bà Ponagar. Một điểm đáng chú ý, lễ hội năm nay đón một số lượng lớn đồng bào Chăm ở các địa phương của tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận về tham dự. Do điều kiện lễ hội diễn ra trùng với dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, nên ban tổ chức cũng đã có sự phân công, phân nhiệm, cắt cử lực lượng tham gia công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ gìn vệ sinh môi trường… một cách chu đáo.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận