Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khai mạc hội thảo hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ, thanh niên DTTS tỉnh Hà Giang

Hiếu Anh - 12:10, 20/05/2022

Sáng 20/5, tại Hà Giang, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UNESCO tổ chức hội thảo thúc đẩy hợp tác, kết nối hệ sinh thái hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ và thanh niên DTTS tỉnh Hà Giang. Đây là hoạt động thuộc Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái vùng DTTS của Việt Nam”, tên tóm tắt: Dự án “Chúng tôi có thể”.

Ông Toshiyuki Matsumoto phát biểu khai mạc Hội thảo
Ông Toshiyuki Matsumoto phát biểu khai mạc Hội thảo

Dự án “Chúng tôi có thể” được UNESCO triển khai từ năm 2019, với sự hợp tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và chính quyền các tỉnh Hà Giang, Ninh Thuận và Sóc Trăng, với nguồn ngân sách hỗ trợ từ tập đoàn CJ của Hàn Quốc thông qua Quỹ Malala của UNESCO về Giáo dục cho trẻ em gái. Dự án tiếp cận 3 vấn đề: Trẻ em không đi học hoặc bỏ học, tập trung vào trẻ em gái DTTS; bạo lực học đường trên cơ sở giới; những hạn chế trong việc tiếp cận các cơ hội việc làm của phụ nữ và nữ thanh niên thuộc cộng đồng DTTS.

Dự án thí điểm mô hình hỗ trợ phụ nữ và thanh niên DTTS tại Hà Giang thông qua việc xúc tiến các cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các HTX trên địa bàn và tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng tạo thu nhập, tạo sinh kế cho hơn 120 phụ nữ, thanh niên DTTS từ 5 huyện của Hà Giang là Bắc Mê, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Quang Bình và Vị Xuyên.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Toshiyuki Matsumoto, Trưởng Ban chương trình Giáo dục Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cho biết, Hội thảo hôm nay được tổ chức trong khuôn khổ Dự án “Chúng tôi có thể ” thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở vùng DTTS của Việt Nam.

Các đại biểu dự Hội thảo
Các đại biểu dự Hội thảo

UNESCO cũng mong đợi sự tham gia nhiệt tình, tích cực của chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể, của các đơn vị đào tạo, các HTX, doanh nghiệp và tất cả các bên có liên quan, trong việc kết nối hỗ trợ phụ nữ và thanh niên DTTS hiện thực hóa mong ước của họ. Với hệ sinh thái hỗ trợ được thiết lập, các chị, các bạn sẽ có thể chủ động trong cuộc sống và độc lập về tài chính. Với điều kiện kinh tế gia đình cải thiện, các chị phụ nữ, các bạn thanh niên sẽ có thể tiếp cận tốt hơn với các cơ hội học tập, việc làm, y tế và các dịch vụ khác.

Ông Toshiyuki Matsumoto bày tỏ mong muốn mô hình do Dự án “Chúng tôi có thể” thí điểm tại Hà Giang sẽ là một mô hình tốt cho Ủy ban Dân tộc trong việc thực hiện “Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.