Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ công tác dân tộc

Thúy Hồng - 10:13, 24/11/2022

Sáng 24/11, tại Cao Bằng, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Lớp bồi dưỡng Kỹ năng tư duy sáng tạo trong việc tham mưu xây dựng, thực hiện chương trình, chính sách, dự án tại vùng DTTS và miền núi cho công chức, viên chức. Tham gia Lớp bồi dưỡng gồm 40 cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc của Ủy ban Dân tộc và cán bộ dân tộc tỉnh Cao Bằng. Lớp học được tổ chức trong 3 ngày, từ 24 - 26/11.

Ông Lý Bình Huy - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phát biểu khai giảng Lớp bồi dưỡng
Ông Lý Bình Huy - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phát biểu khai giảng Lớp bồi dưỡng

Phát biểu khai mạc Lớp bồi dưỡng, ông Lý Bình Huy - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Ủy ban Dân tộc) cho biết: Trong suốt thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu kịp thời, hiệu quả cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc, trong việc xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện nhiều Chương trình, chính sách, dự án... về lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, nâng cao dân trí, chất lượng cuộc sống cho người DTTS, rút ngắn khoảng cách giữa vùng đồng bào DTTS và miền núi với các vùng miền trong cả nước.

Triển khai thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội, ngày 14/10/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 với tổng kinh phí được phê duyệt trên 137.000 tỷ đồng, trong đó giao cho Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ trì quản lý Chương trình; chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

“Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng. Nhà nước, Chính phủ đã giao cho, đòi hỏi đội ngũ căn bộ làm công tác dân tộc ở cả Trung ương và địa phương cần được tiếp tục đào tạo bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa về năng lực, trình độ chuyên môn, trong việc tham mưu xây dựng, thực hiện Chương trình, chính sách, dự án tại vùng DTTS và miền núi, nhất là Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”, ông Lý Bình Huy nhấn mạnh.

Toàn cảnh Lớp bồi dưỡng
Toàn cảnh Lớp bồi dưỡng

Thông qua các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc lần này, nhằm trang bị, bổ sung thêm thông tin, kiến thức và kỹ năng để từng bước nâng cao hơn nữa năng lực cộng đồng và cán bộ cơ sở trong việc tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; tham gia hiệu quả hơn vào việc xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động cũng như việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện, tham gia các chương trình, chính sách dân tộc có liên quan tại địa phương trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ chương trình, các học viên của lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc, sẽ đi tham quan thực tế mô hình kinh tế trồng cây dược liệu và cây ăn quả của Công ty Cổ phần Hoàng Thành tại xóm Pác Rao, xã Đức Hồng, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đây là mô hình hay, hiệu quả về áp dụng khoa học công nghệ vào hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cung ứng cho thị trường, hình thành chuỗi giá trị, cần được nhân rộng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.