Nguyên nhân
- Do dinh dưỡng
- Chất lượng con giống hoặc công tác quản lý chưa tốt
- Yếu tố di truyền
- Các nguyên nhân khác
Phân loại bệnh gout trên gà
- Gout khớp: Các tinh thể urat tích tụ ở khớp, dây chằng và màng gân làm cho các khớp sưng tấy gây đau đớn, khó chịu. Đây là dạng mãn tính.
- Gout nội tạng: Các tinh thể urat tích tụ trong cơ quan nội tạng như thận, gan, tim và ruột. Đây là dạng cấp tính của bệnh và thường gặp trên gia cầm non. Gout nội tạng gây ra tỷ lệ tử vong khá cao, khoảng 15 - 35%.
Triệu chứng bệnh Gout trên gà
Gà bị gout thường có một số biểu hiện như: ủ rũ, giảm ăn, lông xù, gầy xơ xác, di chuyển không bình thường… Những dấu hiệu này thường rất chung và không điển hình.
Điều trị
- Giảm tổng lượng thức ăn xuống và cho ăn làm nhiều lần/ngày.
- Bổ sung thuốc giải độc gan thận cho toàn đàn: Pha nước uống trong 3 - 5 ngày.
- Sử dụng các loại acid hữu cơ như giấm, KCL, NH4CL, (NH4)2So4 pha vào nước cho toàn đàn uống trong 3 - 5 ngày để acid hóa nước tiểu, ngăn chặn không cho tích tụ urat trong thận thêm nữa. Hoặc có thể dùng Poutry Mac để uống với liều 1ml/2-3l nước uống.
- Điều trị các triệu chứng kế phát như: Hạ sốt, chống viêm (đặc biệt trong trường hợp nặng dễ xảy ra viêm khớp cấp), khó thở…
- Cần điều chỉnh và theo dõi tỷ lệ Canxi-Phospho trong thức ăn phải ở mức cân bằng, hợp lý.
- Cung cấp nước tự do cả ngày
Phòng bệnh
- Chọn con giống ở những trang trại có chất lượng uy tín.
- Chuồng trại đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn. Nhiệt độ, độ ẩm và thông gió hợp lý.
- Cung cấp đủ nước sạch cho gà uống
- Quản lý tốt thức ăn tránh ẩm mốc.
- Đối với những đàn có tiền sử về Gout, lượng protein trong thức ăn không nên vượt quá mức cho phép.
- Sử dụng đúng, hợp lý thuốc kháng sinh, thuốc khử trùng, hóa chất, thuốc diệt cầu trùng…/.