Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Kết nối và sáng tạo” để mở ra cơ hội hợp tác mới

PV - 08:40, 14/09/2018

Chiều 13/9, trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (Hội nghị WEF ASEAN 2018), Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018 đã diễn ra tại Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu tại Hội nghị.

Hội nghị có chủ đề “Việt Nam-đối tác kinh doanh tin cậy”, tập trung vào 2 nội dung quan trọng là: kết nối và sáng tạo-động lực của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là lần đầu tiên một Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh được tổ chức bên cạnh diễn đàn chính của WEF. Hội nghị thu hút sự tham dự của 1.200 doanh nghiệp, các tập đoàn hàng đầu thế giới, là nơi gặp gỡ của các doanh nghiệp hàng đầu đến từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trò chuyện với các đại biểu dự Hội nghị. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trò chuyện với các đại biểu dự Hội nghị.

Các phiên thảo luận tập trung vào vai trò phát triển của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực; tìm ra các cơ hội cho Việt Nam và các nước trên thế giới cùng thiết lập mối quan hệ đối tác mới với những ý tưởng sáng tạo. VBS 2018 cũng đưa ra các nghiên cứu mới nhất về nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh ASEAN và cách mạng công nghiệp 4.0.

Phát biểu chào mừng các doanh nghiệp tham dự Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đây là cơ hội tuyệt vời để các nhà đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư ASEAN, Việt Nam cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cùng “ kết nối và sáng tạo ” để mở ra cơ hội hợp tác mới trong niềm tin hứng khởi lan tỏa của cách mạng công nghiệp 4.0.

Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam không đặt tham vọng trở thành người giỏi nhất trong toàn cầu hóa, nhưng Việt Nam muốn là bạn của những người giỏi nhất. Việt Nam có khát vọng trở thành một quốc gia phát triển thịnh vượng. Sự lớn mạnh của nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân của Việt Nam cho thấy, môi trường kinh doanh ở Việt Nam hoàn toàn có thể ươm mầm những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh và hợp tác quốc tế.

Thủ tướng cho biết, môi trường chính trị và xã hội của Việt Nam luôn được đánh giá là ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam được duy trì ổn định với tăng trưởng cao liên tục, nợ công, lạm phát được kiểm soát...Trên nền tảng kinh tế mở và hội nhập, Việt Nam hiện có quan hệ thương mại với trên 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhiều nông sản của Việt Nam giữ vị trí top đầu trên thế giới như lúa gạo, hồ tiêu, cà phê, điều, cá basa, tôm…

Thủ tướng bày tỏ, khi Việt Nam tiến lên thì các quốc gia khác cũng tiến lên trong môi trường cạnh tranh toàn cầu; do vậy với ý chí quật cường, niềm tự hào dân tộc, Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn, đặc biệt là phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ hơn để tích lũy quốc lực, nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế và thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực. Thủ tướng khẳng định, thành công của các doanh nghiệp cũng là thành công của Chính phủ.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch WEF Borge Brende đã đối thoại, trả lời các vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm trong nhiều lĩnh vực như hiệp định CPTPP, cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ điện tử, năng lượng tái tạo và một số định hướng chỉ đạo, điều hành thời gian tới.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.