Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kế hoạch tu sửa các hồ treo đang bị “treo”

PV - 21:39, 30/01/2018

Hồ “treo” xây dựng trên cao nguyên đá là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm “xoa dịu cơn khát” cho người dân thuộc 4 huyện vùng cao nguyên đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang. Ở huyện Đồng Văn, hiện nay có 2 hồ đã đưa vào sử dụng nhưng lại chưa phát huy hiệu quả như mong muốn, đó là hồ Sà Phìn A, xã Sà Phìn và hồ Vần Trải B, xã Vần Trải. Do đó, hơn 300 hộ dân nơi đây đang mong mỏi từng ngày hồ “treo” được tu sửa để đảm bảo nguồn nước, ổn định cuộc sống.

Anh Vàng Dũng Sài ở thôn Vần Trải A, xã Vần Trải bộc bạch: Khi mới được đưa vào sử dụng, hồ còn nhiều nước nên cung cấp nước đầy đủ quanh năm cho người dân. Nhưng hiện nay, mỗi khi mùa khô về thì hồ thiếu nước nên người dân chúng tôi đều phải đi hứng nước từ các khe núi để sinh hoạt hằng ngày. Có những lần tôi phải xuống giáp địa bàn huyện Yên Minh để chở nước mà cũng chỉ chở được chừng 35 lít.

Không chỉ riêng anh Sài mà hơn 180 hộ dân thuộc các thôn Vần Trải A, Vần Trải B và thôn Khó Tro hiện đang sử dụng nước tại hồ treo này cũng đều mong muốn hồ sớm được tu sửa.

Người dân lấy nước chảy ra từ hốc đá sâu trong vách núi. Người dân lấy nước chảy ra từ hốc đá sâu trong vách núi.

 

Còn người dân ở các thôn gần trung tâm xã Sà Phìn càng chật vật hơn để tìm nguồn nước sinh hoạt. Gần trung tâm xã Sà Phìn có 2 hồ treo được đầu tư xây dựng. Trong đó có hồ Sà Phìn A là nơi cung cấp nước cho hơn 120 hộ dân của 2 thôn và người dân ở trung tâm xã. Tuy nhiên, hồ cũng thường xuyên trong tình trạng “ráo nước”. Hiện nay, người dân đều phải đi rất xa để sang các hồ khác thuộc xã Sủng Là và Thài Phìn Tủng để chở nước về sinh hoạt.

Theo tìm hiểu được biết, hồ Vần Trải B, xã Vần Trải được khởi công năm 2008 và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2010 với dung tích thiết kế 9.000m3 với tổng kinh phí xây dựng là 13,16 tỷ đồng. Tương tự, hồ Sà Phìn A, xã Sà Phìn được khởi công năm 2008 và đưa vào sử dụng năm 2010 với dung tích thiết kế là 4.700m3. Cả hai hồ này ban đầu do Sở Nông ngiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) làm chủ đầu tư sau đó bàn giao cho UBND huyện Đồng Văn làm chủ đầu tư.

Qua làm việc với cấp ủy đảng, chính quyền của 2 xã thì mặc dù thời gian qua, công tác quản lí hồ treo đã được xã rất quan tâm nhưng do ảnh hưởng của thời gian, thời tiết và nguồn kinh phí để khắc phục hư hỏng không kịp thời nên hồ đã rơi vào tình trạng hết nước từ hơn 3 năm nay. Đối với công tác khắc phục trước mắt, ông Trần Hữu Hùng, Giám đốc Ban Quản lí dự án đầu tư xây dựng huyện Đồng Văn cho biết: Ban đã có khảo sát phương án bổ sung nước vào hồ, đồng thời sửa chữa các vết hư hỏng nhỏ như van điều tiết, xử lí rò rỉ…

Được biết, trước đó Đoàn kiểm tra của Sở NNPTNT tỉnh Hà Giang cũng đã thành lập tổ công tác phối hợp với UBND huyện Đồng Văn tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá công tác quản lí, hiệu quả khai thác sử dụng đối với các hồ “treo” bị hư hỏng. Qua kiểm tra cho thấy, ở hồ Vần Trải B, xã Vần Trải đã hết nước. Nguyên nhân là do hệ thống ống dẫn nước từ nguồn về xuống cấp nên mùa khô không dẫn được nước về hồ. Còn hồ Sà Phìn A, xã Sà Phìn qua kiểm tra, mực nước trong hồ chỉ còn khoảng 50cm, thành hồ có hiện tượng rò rỉ, ống dẫn nước từ đầu nguồn về hồ bị gãy.

Mặc dù các ngành chức năng đã kiểm tra nhưng tình trạng hồ treo Sà Phìn A và Vần Trải B không có nước đã diễn ra quá lâu và vẫn chưa được xử lý. Người dân cũng đã nhiều lần phản ánh với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương nhưng hồ vẫn chưa được khắc phục, sửa chữa triệt để. Vì vậy, hơn 300 hộ dân nơi đây đang mong mỏi từng ngày hồ “treo” được tu sửa để đảm bảo nguồn nước, ổn định cuộc sống.

Mỗi khi mùa khô về thì hồ thiếu nước nên người dân chúng tôi đều phải đi hứng nước từ các khe núi để sinh hoạt hằng ngày”.                     Anh Vàng Dũng Sài

MẠNH TƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.