Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Indonesia: Giải mã đối thủ của Việt Nam ở bán kết AFF Cup 2022

PV - 18:48, 04/01/2023

Đội tuyển Indonesia, đối thủ của tuyển Việt Nam ở vòng bán kết AFF Cup 2022, được xây dựng dựa trên sức trẻ kết hợp kinh nghiệm từ các “ngoại binh”.

Indonesia khác rất nhiều so với những lần gặp Việt Nam gần đây
Indonesia khác rất nhiều so với những lần gặp Việt Nam gần đây

Indonesia đã thay đổi

Kể từ khi HLV Shin Tae Yong xuất hiện, Indonesia cải thiện rất nhiều về mặt chuyên môn cũng như tâm lý thi đấu, qua những kết quả khi đối đầu với đội tuyển Việt Nam cho thấy rõ hơn điều này.

Ở vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á, Indonesia thua dễ Việt Nam trong cả hai lượt trận và nhận đến 7 bàn thua.

Hơn 1 năm trước, với Shin Tae Yong chỉ đạo, Indonesia cầm hòa được đội tuyển Việt Nam 0-0 trong khuôn khổ AFF Cup 2020.

Chiến lược gia người Hàn Quốc tập trung trẻ hóa đội hình và thành công trong việc tạo dựng bộ khung thi đấu rất ăn ý với nhau.

So với trận hòa không bàn thắng tại Singapore giữa tháng 12/2021, “Tim Garuda” vẫn duy trì được 2/3 nhân sự chủ chốt. Họ gắn kết với nhau hơn trong thi đấu và trưởng thành về chiến thuật.

Indonesia có tuổi trung bình 24,8, khá trẻ tại AFF Cup 2022. Ông Shin Tae Yong gọi 10 cầu thủ chưa vượt quá 23 tuổi, với một nửa trong đó từ 21 tuổi trở xuống. Riêng Marselino Ferdinan mới 18 tuổi, là một trong những cầu thủ trẻ thứ hai giải đấu.

Tại AFF Cup 2020, lối chơi của Indonesia được xây dựng theo hệ thống 5-4-1 và có những biến thể tùy theo đối thủ. Lần này, “Tim Garuda” triển khai lối đá theo sơ đồ 4-4-2 và 4-2-3-1 có sự đa dạng cao hơn.

Witan là một trong những trò cưng của ông Shin Tae Yong
Witan là một trong những trò cưng của ông Shin Tae Yong

Indonesia kiểm soát bóng dựa trên vai trò của Asnawi Mangkualam và Pratama Arhan ở hai biên; Rachmat Irianto đánh chặn trung lộ; cặp Witan Sulaeman và Egy Maulana hoạt động như hai tiền đạo cánh hoặc tiền đạo lùi. Những gương mặt này từng gây khó khăn nhất định cho đội tuyển Việt Nam trong lần đọ sức gần nhất.

Kinh nghiệm “ngoại binh”

Các chiến binh "Tim Garuda" trẻ trung và giàu thể lực được kết hợp với những cầu thủ nhập tịch giàu kinh nghiệm thi đấu.

Jordi Amat là gương mặt đình đám nhất tại giải vô địch Đông Nam Á lần thứ 14, với những kinh nghiệm bóng đá đỉnh cao từ La Liga đến Premier League. Trung vệ 30 tuổi này từng khoác áo đội tuyển U21 và các phiên bản trẻ khác của Tây Ban Nha. Ở thời đỉnh cao, anh từng có giá chuyển nhượng 2,9 triệu Euro.

Jordi Amat có bà người gốc Indonesia và được nhập tịch tháng 11/2022. Chỉ 1 tháng sau, anh ra mắt và trở thành trụ cột chỉ huy hàng phòng ngự trong đội hình mà Shin Tae Yong xây dựng.

Jordi Amat (4) mà Marc Klok (23), những thủ lĩnh nhập tịch của Indonesia
Jordi Amat (4) mà Marc Klok (23), những thủ lĩnh nhập tịch của Indonesia

Ở phía trên, Marc Klok đóng vai trò người tổ chức lối chơi cho Indonesia nhờ khả năng đưa ra những đường chuyền xuất sắc. Marc Klok là mẫu tiền vệ trung tâm toàn diện có khả năng dứt điểm từ xa rất tốt. Anh đã ghi 2 bàn ở kỳ AFF Cup lần này.

Ông Shin Tae Yong hoàn toàn tin tưởng vào năng lực của tiền vệ 29 tuổi sinh ra tại Hà Lan. Klok đồng thời có nhiệm vụ thực hiện các pha đá phạt cho đội tuyển xứ vạn đảo.

Không nổi bật như Jordi Amat và Klok, nhưng Ilija Spasojevic cũng được Shin Tae Yong đặt niềm tin trong hành trình tìm kiếm danh hiệu AFF Cup.

Spasojevic có thể hình cùng thể lực tốt. Cựu tiền đạo U21 Montenegro từng đoạt Chiếc giày vàng ở Indonesia cũng như Malaysia.

Những cầu thủ nhập tịch có nhiều kinh nghiệm là vũ khí quan trọng để Indonesia đấu tuyển Việt Nam - đội duy nhất chưa thủng lưới ở AFF Cup 2022.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.