Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận): Giải quyết việc làm cho 2.844 lao động đồng bào DTTS

Thái Sơn Ngọc - 10:41, 05/11/2024

Ông Nguyễn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận cho biết, qua 3 năm triển khai đưa Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) vào cuộc sống, địa phương tổ chức đào tạo nghề, tạo việc làm mới cho người lao động có thu nhập ổn định, nâng cao đời sống gia đình, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.

Gia đình chị Katơr Thị Sướng, dân tộc Raglay ở xã Công Hải (huyện Thuận Bắc) gia công may thú nhồi bông, có thu nhập trung bình 4- 5 triệu đồng/người/tháng.
Gia đình chị Katơr Thị Sướng, dân tộc Raglay ở xã Công Hải (huyện Thuận Bắc) gia công may thú nhồi bông, có thu nhập trung bình 4- 5 triệu đồng/người/tháng

Theo đó, Tiểu dự án 3 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi thuộc Dự án 5 Chương trình MTQG 1719 đã hỗ trợ kinh phí cho huyện Thuận Bắc phối hợp các đơn vị tổ chức 31 lớp đào tạo nghề chương trình sơ cấp và ngắn hạn dưới 3 tháng cho 780 lao động. Trong năm 2022, huyện đã mở 11 lớp với 274 học viên; năm 2023 mở 16 lớp với 366 học viên; năm 2024 mở 10 lớp với 140 học viên.

Từ năm 2022 đến nay, huyện Thuận Bắc tạo việc làm mới cho 2.844 lao động, trong đó năm 2022 có 1.097 lao động được tạo việc làm mới (519 người làm việc trong tỉnh, 578 người làm ngoài tỉnh). Năm 2023, tạo việc làm mới cho 676 lao động (400 người làm việc trong tỉnh, 276 người làm ngoài tỉnh). Năm 2024 tạo việc làm mới cho 1.071 lao động (783 người làm trong tỉnh và 288 người làm ngoại tỉnh); lao động có thời hạn ở nước ngoài có 3 người.

Trong thời gian tới, huyện Thuận Bắc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình MTQG 1719 đến cán bộ, Nhân dân. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người dân trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tích cực góp phần phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Mục tiêu phấn đấu tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Thuận Bắc giảm 5%/năm.

Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn

Cao Bằng: Đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn

Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Cao Bằng đang đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống, tỉnh cũng chú trọng hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, tạo động lực thúc đẩy kinh tế số.