Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Huyện Nậm Pồ (Điện Biên): Khắc phục hậu quả thiên tai để bước vào năm học mới

Nghĩa Hiệp - 14:10, 04/09/2020

Trước thềm khai giảng năm học mới 2020-2021, một cơn lũ quét xảy ra trên địa bàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã để lại nhiều hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH), trong đó có ngành Giáo dục. Vượt lên khó khăn, với sự chung tay của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, thầy và trò nơi đây đã nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai để bước vào năm học mới.

Lũ quét để lại nhiều thiệt hại về nhà cửa, trường học cho người dân huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Lũ quét để lại nhiều thiệt hại về nhà cửa, trường học cho người dân huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Ông Vàng A Thính, Chủ tịch UBND xã Nậm Nhừ kể lại: Trận lũ quét lịch sử xảy ra vào sáng ngày 17/8 gây thiệt hại nặng nề về tài sản tại một số xã của huyện Nậm Pồ. Thiệt hại nặng nhất là ở 2 xã Nậm Nhừ và Nà Khoa, trong đó có Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Nậm Nhừ, xã Nậm Nhừ. Lũ quét đã cuốn trôi 4 gian nhà ở nội trú, 1 dãy nhà công vụ, với 6 phòng bị hư hỏng nặng; nhiều trang thiết bị dạy học và tài sản của các thầy, cô bị bùn đất vùi lấp... 

Sau lũ, toàn bộ giáo viên trên địa bàn huyện Nậm Pồ đã được huy động về 2 Nậm Nhừ và Nà Khoa để dọn dẹp, chỉnh trang, sửa chữa, khắc phục hậu quả do lũ tàn phá...; Đặc biệt, công trình cầu an toàn qua suối đến trường tại xã Nậm Nhừ đã được chính quyền và người dân xây dựng lại để bảo đảm an toàn cho các em học sinh đến trường.

Để làm được cây cầu này, người dân cùng các thầy, cô giáo không quản thời gian, ngày đêm tham gia khuân vác hàng chục kg thép, tre, vật liệu qua đoạn đường dài hơn 2km bùn đất, sình lầy để kịp thời gian xây cầu. “Xe không vào được nhưng người đi qua được nên bà con cùng nhau ra vác thép, tre, vật liệu vào để hoàn thành bằng được cây cầu sớm nhất cho các cháu”, ông Vàng A Thính chia sẻ. 

Sau lũ, thầy cô giáo ở huyện Nậm Pồ còn canh cánh nỗi lo khác, đó là việc vận động học sinh quay trở lại trường học. Để bảo đảm học sinh ra lớp, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ đã yêu cầu hiệu trưởng các trường phân công nhiệm vụ cho từng giáo viên xuống bản, điểm bản, nhóm bản để huy động học sinh ra lớp. 

Chia sẻ về vấn đề này, thầy giáo Nguyễn Văn Thư, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nà Khoa, xã Nà Khoa cho biết: “Trong quá trình đi vận động học sinh ra lớp, khó khăn nhất là đối với các em học sinh có nhà bị cuốn trôi, không còn quần áo, sách vở để đến trường. Vì vậy, chúng tôi đã lập danh sách, gửi lên huyện để xin hỗ trợ cho các em kịp thời. Trước mắt, đối với những học sinh không còn nhà cửa, sẽ được nhà trường ưu tiên ở khu nội trú để bảo đảm môi trường học tập cho các em...”

Có thể thấy, dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng để thầy trò vào năm học mới, chính quyền và Nhân dân huyện Nậm Pồ đã rất nỗ lực để ngày khai giảng năm học mới diễn ra theo đúng thời gian; 100% học sinh có sách giáo khoa, vở viết...

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.