Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Huyện Mèo Vạc (Hà Giang): Khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc

Văn Hoa - Minh Đức - 15:20, 12/06/2023

Từ ngày 12 - 29/6, UBND huyện Mèo Vạc (Hà Giang) phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức dân tộc của Học viện Dân tộc(thuộc Ủy ban Dân tộc) tổ chức Khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng DTTS cho cán bộ, công chức xã, thị trấn, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn của 199 thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện.

Quang cảnh lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc
Quang cảnh lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc

Đây là chương trình nhằm thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). 

Chương trình bồi dưỡng được chia làm 6 lớp, với 520 học viên tham gia. Đối tượng bồi dưỡng là cán bộ, công chức xã, thị trấn, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn của 199 thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện.

Tại các lớp bồi dưỡng, học viên được tìm hiểu chuyên đề: Tổng quan về các DTTS ở Việt Nam; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về dân tộc và công tác dân vận; pháp luật và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng DTTS vững mạnh; công tác quản lý nhà nước về văn hóa các DTTS; công tác quốc phòng, an ninh ở vùng DTTS và miền núi. Kết thúc khóa bồi dưỡng các học viên sẽ được tham quan một số mô hình phát triển kinh tế hiệu quả của đồng bào và viết bài thu hoạch.

Các học viên chăm chú tìm hiểu thông tin, kỹ năng và kiến thức dân tộc
Các học viên chăm chú tìm hiểu thông tin, kỹ năng và kiến thức dân tộc

Thông qua bồi dưỡng nhằm trang bị, bổ sung thêm thông tin, kiến thức và kỹ năng để từng bước nâng cao hơn nữa năng lực cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và đối tượng 4 trên địa bàn trong việc tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; tham gia hiệu quả hơn vào việc xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động cũng như việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện, tham gia các chương trình, chính sách dân tộc có liên quan, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận