Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Huyện Krông Pắk (Đắk Lắk): Nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý xây dựng

Lê Hường - 21:17, 25/10/2023

Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kết luận kiểm tra số 2620/KL-SXD ngày 18/10/2023 về công tác quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền kiểm tra, xử lý của UBND huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk. Kết luận chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền kiểm tra, xử lý của UBND huyện này.

Nhiều công trình trên địa bàn huyện Krông Pắk vi phạm về xây dựng và đất đai
Nhiều công trình trên địa bàn huyện Krông Pắk vi phạm về xây dựng và đất đai

Trước đó, Đoàn kiểm tra số 169 của Sở Xây dựng đã phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và đại diện UBND các xã, thị trấn tiến hành kiểm tra ghi nhận hiện trạng ngẫu nhiên 32 công trình trên tổng số 632 công trình do UBND huyện Krông Pắk trên địa bàn 6 xã, thị trấn có tuyến Quốc lộ 26 đi qua.

Kết quả là 31/32 công trình xây dựng mà Đoàn thực hiện kiểm tra có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực xây dựng và đất đai, trong đó, 14 công trình đã được xử lý vi phạm hành chính, số còn lại chưa xử lý. Điều đó cho thấy, UBND huyện, thị trấn và các xã chưa có sự quan tâm, phối hợp đúng mức trong việc thường xuyên kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền nên việc phát hiện vi phạm và xử lý vi phạm còn chưa được kịp thời và dứt điểm.

Kết luận cũng nêu rõ, UBND huyện, thị trấn và các xã còn thiếu trách nhiệm trong việc theo dõi, phát hiện kiểm tra, xử lý và thông báo kịp thời đến các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra, xử lý ngay từ khi mới phát sinh công trình xây dựng. Việc kiểm tra chủ yếu do chính quyền địa phương các xã, thị trấn tổ chức thực hiện và báo cáo đề xuất xử lý dẫn đến việc kiểm tra không đúng thẩm quyền, không chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Thêm vào đó, UBND huyện, thị trấn và xã lập hồ sơ xử lý các công trình vi phạm, nhưng chỉ thực hiện đối với các công trình do các doanh nghiệp tư nhân và người dân làm chủ đầu tư. Còn các công trình có quy mô lớn do các công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần thực hiện xây dựng lại không kiểm tra, lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến sự tín nhiệm của người dân đối với bộ máy chính quyền các cấp và tính nghiêm minh của pháp luật.

Các công trình vi phạm chủ yếu nằm dọc theo quốc lộ 26
Các công trình vi phạm chủ yếu nằm dọc theo quốc lộ 26

Việc theo dõi, đôn đốc xử lý vi phạm hành chính và tổ chức cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các công trình xây dựng có vi phạm còn chưa được UBND huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện, thiếu quyết liệt và chưa triệt để, chỉ chú trọng trong việc thu tiền phạt. Dẫn đến, toàn bộ công trình vi phạm đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đều chưa thực hiện khắc phục hậu quả theo quy định.

Ngoài ra, số liệu báo cáo chi tiết các công trình của UBND các xã, thị trấn cung cấp cho UBND huyện chưa đầy đủ, chưa chính xác và chưa chi tiết. Nhiều xã thậm chí không thực hiện cung cấp số liệu báo cáo để đoàn kiểm tra có cơ sở lựa chọn công trình xây dựng nhằm thực hiện kiểm tra, có dấu hiệu che dấu, bao che cho các công trình vi phạm.

Tin cùng chuyên mục
Ngọc Hồi (Kon Tum): Phấn đấu 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất

Ngọc Hồi (Kon Tum): Phấn đấu 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất

Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.