Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Huyện duy nhất ở Thanh Hóa không phải sáp nhập xã

Quỳnh Trâm - 15:40, 22/04/2025

Các xã, thị trấn thuộc huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa được giữ nguyên, không sáp nhập nhằm tăng cường công tác bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

Một góc của huyện biên giới Mường Lát
Một góc của huyện biên giới Mường Lát

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Theo Đề án, trong 26 đơn vị hành chính cấp huyện, thì duy nhất huyện biên giới Mường Lát giữ nguyên số lượng đơn vị hành chính cấp xã, với 8 đơn vị như hiện nay.

Theo danh sách đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp, huyện ít xã, phường nhất ở Thanh Hóa là 2, nhiều nhất là 10, tuy nhiên tại huyện biên giới Mường Lát có 8 đơn vị hành chính xã, thị trấn được giữ nguyên và cũng là huyện duy nhất không sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã.

Mường Lát là huyện có đông các dân tộc cùng sinh sống tại Thanh Hóa
Mường Lát là huyện có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống

Theo lãnh đạo huyện Mường Lát, lý do Đề án không sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã đối với Mường Lát là vì để giữ ổn định khu vực biên giới giáp nước bạn Lào, không làm ảnh hưởng đến quốc phòng - an ninh và công tác bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Huyện biên giới Mường Lát có diện tích tự nhiên gần 81.000ha, có hơn 100km đường biên giới giáp với huyện Viêng Xay và Xốp Bâu của tỉnh Hủa Phăn (Lào). Dân số huyện Mường Lát hiện tại là hơn 40.000 người, chủ yếu là đồng bào DTTS, như dân tộc Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú... Đây cũng là huyện có đông các dân tộc cùng sinh sống tại Thanh Hóa.

Tin cùng chuyên mục
Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719

Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi đến gần cuối chặng. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, qua thực tiễn triển khai, Chương trình MTQG 1719 đã bộc lộ một số tồn tại, khó khăn, cần sớm được tháo gỡ để đạt hiệu quả cao nhất, tạo tiền đề, sức bật để tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình trong những năm tiếp theo.