Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Huyện biên giới Mèo Vạc quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội

Văn Hoa - Minh Đức - 16:43, 29/11/2023

An sinh xã hội là một trong những chính sách cơ bản, hướng đến mục tiêu phát triển con người. Xác định được điều đó, thời gian qua huyện Mèo Vạc (Hà Giang) luôn quan tâm triển khai hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, giúp người nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội có điều kiện được chăm sóc tốt hơn.

 Theo thống kê của ngành chuyên môn, chỉ riêng năm 2023 huyện Mèo Vạc đã tiến hành chi trả trợ cấp cho 224 lượt đối tượng người có công, với tổng kinh phí hơn 517 triệu đồng.Triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, huyện luôn quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, các đối tượng khó khăn đột xuất.

Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc Nguyễn Huy Sắc thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ Chảo Dình Phúng, thôn Phìn Lò, xã Sơn Vĩ
Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc Nguyễn Huy Sắc thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ Chảo Dình Phúng, thôn Phìn Lò, xã Sơn Vĩ

Huyện đã phê duyệt trợ giúp xã hội cho 74.508 lượt đối tượng, với tổng kinh phí hỗ trợ trên 43 tỷ đồng; hỗ trợ mai táng phí cho 146 đối tượng, tổng kinh phí hơn 1,1 tỷ đồng; hỗ trợ thiên tai, hỏa hoạn cho 28 hộ gia đình với tổng kinh phí 950 triệu đồng; hỗ trợ 53.805 kg cứu đói dịp tết nguyên đán cho 747 hộ, 3.587 khẩu; hỗ trợ 75.150 kg cứu đói giáp hạt năm 2023 cho 993 hộ, 5.010 khẩu. Kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ 17.199 xuất quà giá trị gần 5,9 tỷ đồng cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, để triển khai kịp thời các chính sách an sinh xã hội, huyện đã tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, trọng tâm là làm tốt công tác giảm nghèo ưu tiên thực hiện các chính sách, trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, vay vốn tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, xây mới, sửa chữa nhà ở... Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc đời sống người có công với cách mạng được duy trì thường xuyên với các chương trình tình nghĩa là xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa... được phát động tới toàn thể các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể và Nhân dân.

Qua đó, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cộng đồng dân cư, nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện chăm lo cho đối tượng chính sách, góp phần ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo.

Người dân thôn Lò Lử Phìn, xã Sủng Trà phấn khởi tiếp nhận quà hỗ trợ từ các mạnh thường quân
Người dân thôn Lò Lử Phìn, xã Sủng Trà phấn khởi tiếp nhận quà hỗ trợ từ các mạnh thường quân

Phấn khởi trong ngôi nhà tình nghĩa trị giá trên 80 triệu đồng do Quân khu 2, Bộ Quốc phòng hỗ trợ bà Vàng Thị Tối, vợ của liệt sĩ Hoàng Chỉn Liểng, thôn Nà Pòng, xã Nậm Ban hy sinh tại mặt trận phía Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Bà Tối phấn khởi chia sẻ: Nhiều năm qua, gia đình tôi sống trong căn nhà sàn bằng gỗ, qua thời gian sử dụng lâu dài, nay đã xuống cấp nghiêm trọng, nay được Quân khu 2 hỗ trợ kinh phí xây dựng tôi rất vui. Từ nay mưa to, gió lớn không phải lo lắng nữa rồi. Bản thân cũng sẽ động viên con, cháu chấp hành tốt chủ trưởng của Đảng, Nhà nước xây dựng quê hương phát triển.

Ông Lương Vũ Khoa, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mèo Vạc cho biết: Với những nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, nhiều năm qua, kinh tế của huyện có sự phát triển vượt bậc. Cùng với đó, các mục tiêu, chỉ tiêu thuộc lĩnh vực xã hội trên địa bàn luôn đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Đời sống vật chất và tinh thần của người có công, người nghèo, các đối tượng yếu thế được cải thiện rõ rệt.

Các chương trình an sinh xã hội góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, giúp đồng bào các DTTS yên tâm bám đất, bám bản, xây dựng vùng biên giới ổn định
Các chương trình an sinh xã hội góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, giúp đồng bào các DTTS yên tâm bám đất, bám bản, xây dựng vùng biên giới ổn định

Song song với việc đảm bảo an sinh xã hội, huyện Mèo Vạc còn tập trung triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Theo Báo cáo của UBND huyện Mèo Vạc, sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, huyện Mèo Vạc đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ.

Cùng với thực hiện các chính sách giảm nghèo, huyện Mèo Vạc đã thực hiện các chính sách an sinh xã hội, kịp thời góp phần giảm bớt khó khăn trong cuộc sống của người dân như: Hỗ trợ về y tế, tín dụng ưu đãi, tiền điện, giáo dục - đào tạo, trợ giúp pháp lý,... góp phần ổn định cuộc sống cho các đối tượng người nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo. Tổng số hộ nghèo cuối năm 2023 là 9.035 hộ, chiếm tỷ lệ 51,29% số hộ toàn huyện; giảm 6,32% so với cuối năm 2022. Tổng số hộ nghèo giảm trong năm trên địa bàn là 1.171 hộ, vượt 6,7% kế hoạch. Huy động xã hội hóa được trên 5,4 tỷ đồng, qua đó giúp xóa 201 nhà tạm, xây dựng cải tạo được 1.212 nhà tắm, 1.278 nhà vệ sinh, cứng hóa di dời chuồng trại được 616 chuồng, xây dựng được 857 bể nước ăn hộ gia đình;…

Với những giải pháp cụ thể, sát với thực tiễn địa phương, công tác an sinh xã hội, giảm nghèo của huyện sẽ đạt kết quả cao hơn nữa. Góp phần tích cực phát để Nhân dân yên tâm bám đất, bám bản, phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới ở vùng khó khăn biên giới Mèo Vạc


Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.