Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Huyện 30a đầu tiên của Thanh Hóa thoát nghèo

PV - 15:19, 05/06/2019

Như Xuân là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa có đông đồng bào DTTS sinh sống được Chính phủ đầu tư theo Nghị quyết 30a giai đoạn 2009-2020. Với những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội những năm gần đây, Như Xuân đã trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa ra khỏi danh sách huyện 30a.

Từ nguồn vốn vay phát triển sản xuất, nhiều hộ dân huyện Như Xuân đã đầu tư chăn nuôi bò để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Từ nguồn vốn vay phát triển sản xuất, nhiều hộ dân huyện Như Xuân đã đầu tư chăn nuôi bò để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nỗ lực thoát khỏi huyện 30a

Những năm qua, hàng loạt chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước được triển khai đồng bộ, tạo tiền đề quan trọng cho địa phương thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, nhất là trong sản xuất, cải thiện đời sống của Nhân dân. Minh chứng như việc triển khai Chương trình 135, chỉ tính trong 5 năm (2014-2019), với kinh phí từ nguồn hỗ trợ là 17,6 tỷ đồng, huyện đã hỗ trợ cho gần 2.000 hộ dân phát triển sản xuất; xây dựng mới 134 công trình đường giao thông, nhà văn hóa, trường học, công trình thủy lợi…; Đồng thời, triển khai xây dựng 4 mô hình giảm nghèo trong 2 năm 2018 và 2019, với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ muối, bột canh, tiền mặt, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ DTTS nghèo cũng được triển khai đồng bộ. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay ngân hàng chính sách đã tạo thêm cơ hội cho nhiều hộ dân đầu tư phát triển sản xuất thoát nghèo, nhiều hộ trở thành hộ khá giả ở địa phương.

Điển hình như ông Hoàng Văn Tuấn ở thôn Vân Tiến, xã Cát Vân trước kia thuộc hộ nghèo, bản thân ông phải đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống, nhờ sự khuyến khích của đoàn thể, chính quyền địa phương, ông Tuấn mạnh dạn làm hồ sơ vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế rừng.

“Ban đầu, tôi cải tạo 5ha đất rừng, trồng các loại keo, luồng, cao su… Sau đó, tôi mở rộng mô hình trang trại tổng hợp, đào ao thả cá, xây chuồng nuôi các giống bò sinh sản, lợn, dê, trồng thêm thanh long, cam, bưởi, nhãn, chuối, mía, gừng.... Đến nay, diện tích trang trại của gia đình đã lên tới 60ha. Nguồn thu tổng hợp từ cây trồng, vật nuôi hàng năm đạt trên dưới 1 tỷ đồng. Hiện nay, trang trại đang tạo việc làm thường xuyên cho gần 40 lao động địa phương”, ông Tuấn cho hay.

Diện mạo mới, mục tiêu mới

Về Như Xuân hôm nay, chúng ta có thể cảm nhận được sự ấm no, yên bình đang hiện hữu. Hạ tầng cơ sở khang trang, giao thông thuận lợi đến từng thôn bản; những mái nhà ngói, nhà kiên cố xuất hiện nhiều trong các bản…

Ông Lê Đình Minh (dân tộc Thổ), xã Yên Lễ chia sẻ: So với 5 năm trước, cuộc sống của người dân thay đổi rất nhiều, không còn hộ thiếu ăn thiếu mặc nữa…

“Ở xã tôi, bà con được hỗ trợ thẻ BHYT, con cháu đi học đại học được vay vốn, miễn giảm học phí; học sinh được cấp phát tiền, gạo hỗ trợ để đến trường. Từ sự quan tâm đó, đồng bào chúng tôi tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”, ông Minh thổ lộ.

Theo ông Nguyễn Bá Hùng, Chủ tịch UBND huyện Như Xuân, với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ bằng các giải pháp đồng bộ, phù hợp trong giai đoạn qua, đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm chỉ còn 14,92%; tăng trưởng kinh tế bình quân trên địa bàn huyện đạt 17%; thu nhập bình quân đầu người đạt 27,5 triệu đồng/người; 100% xã có điện lưới quốc gia, có đường giao thông đến trung tâm xã, có trạm y tế xã; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 tuổi đạt 98 % …; Ngày 7/3/2018, Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 275/QĐ-TTg phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018- 2020, trong đó có huyện Như Xuân.

“Kết quả này có ý nghĩa quan trọng, là đòn bẩy để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Như Xuân tiếp tục đồng lòng tập trung thực hiện những mục tiêu mới: phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS theo hướng bền vững”, ông Nguyễn Bá Hùng cho biết.

THU THẢO

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.