Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Phấn đấu đến năm 2029, tỷ lệ hộ nghèo giảm hằng năm trên 3%

Thúy Hồng - 20:48, 24/06/2024

Ngày 24/6, UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện lần thứ IV, năm 2024. Đại hội đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2029, tỷ lệ hộ nghèo giảm hằng năm 3% trở lên. Tỷ lệ gia đình văn hóa trên 85% trở lên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77%. Trên 98% người DTTS có thẻ bảo hiểm y tế…

Hữu Lũng là huyện nằm ở cửa ngõ phía Nam của tỉnh Lạng Sơn, có tổng diện tích tự nhiên là 806,74km2. Toàn huyện có 23 xã và 1 thị trấn, gồm 203 thôn, khu phố, trong đó có 8 xã khu vực III, 2 xã khu vực II, 13 xã, thị trấn khu vực I; có 54 thôn đặc biệt khó khăn.

Những năm qua, xác định công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cả hệ thống chính trị tập trung thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Hữu Lũng lần thứ III đề ra. Các chương trình, dự án, nguồn vốn hỗ trợ cho đồng bào DTTS, cùng với sự chủ động tích cực lao động, sản xuất của người dân từng bước phát huy hiệu quả, tạo việc làm, thu nhập cho người dân. Từ năm 2019 - 2024, đã cứng hóa được 300,9km, tăng 150,05% so với năm 2019 với tổng giá trị 272.895,7 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước 193.415 triệu đồng, huy động Nhân dân đóng góp 79.480,7 triệu đồng

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ năm 2022 - 2024 tổng nguồn vốn thực hiện được phân bổ là 263.539 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư được phân bổ là 176.551 triệu đồng. Kết quả đã đầu tư xây dựng 62 công trình, trong đó 44 công trình giao thông, 5 công trình trường học, 12 công trình nhà văn hóa thôn, 2 công trình thủy lợi, 5 công trình nước sinh hoạt tập trung, thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 382 hộ.

Lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn tặng hoa chúc mừng Đại hội
Lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn tặng hoa chúc mừng Đại hội

Tổng nguồn vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giai đoạn 2022 - 2024 là: 86.988 triệu đồng thực hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 573 hộ; hỗ trợ phát triển sản xuất 5 xã có dự án, cho 20 nhóm hộ tại các xã vùng III và các thôn đặc biệt khó khăn; tổ chức mở được 8 lớp xóa mù chữ cho 285 người tại 5 xã; mở 25 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn cho 1.235 học viên tham dự; hỗ trợ 2 Nghệ nhân ưu tú là người DTTS...

Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện, văn hóa xã - hội có nhiều khời sắc. Trong giai đoạn 2019 - 2024 tỷ lệ hộ nghèo giảm đạt so với kế hoạch đề ra. Cụ thể năm 2019 số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 4.437 hộ, chiếm 14,78%, số hộ cận nghèo 2.677 hộ, chiếm tỷ lệ 8,89%; đến nay số hộ nghèo giảm xuống còn 1.374 hộ, chiếm tỷ lệ 4,31% và hộ cận nghèo còn 1.513 hộ, chiếm tỷ lệ 4,74%. Trung bình hằng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 3%.

Với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” các đại biểu tại Đại hội đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, đề xuất giải pháp tăng cường khối Đại đoàn kết các dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa... góp phần nâng cao chất lượng công tác dân tộc giai đoạn 2024 - 2029.

Các đaị biểu tham dự đại hội
Các đại biểu tham dự Đại hội

Đại hội đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2029, tỷ lệ hộ nghèo giảm hằng năm 3% trở lên. Tỷ lệ gia đình văn hóa trên 85% trở lên. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn trên 70%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77%. Trên 98% người DTTS có thẻ bảo hiểm y tế …

Đại hội cũng đã bầu Đoàn đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh năm 2024 trong thời gian tới, gồm 20 đại biểu.

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Ngày 07/11, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh đồng loạt khai giảng nhiều khóa bồi dưỡng tiếng Khmer năm 2024, với 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương tham gia. Các khóa học diễn ra tại các địa bàn: huyện Giồng Giềng, TP. Rạch Giá và TP. Hà Tiên.