Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hướng Hóa (Quảng Trị): Người dân lao đao vì nắng hạn

PV - 11:04, 28/03/2019

Nắng hạn kéo dài hơn 3 tháng qua khiến sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) lâm vào cảnh lao đao. Không những vậy, do thiếu nước nên cuộc sống sinh hoạt của người dân cũng bị đảo lộn, ẩn chứa nguy cơ bệnh tật.

Người dân xã A Xing ra quân nạo vét kênh mương chống hạn cho lúa. Người dân xã A Xing ra quân nạo vét kênh mương chống hạn cho lúa.

Đã nhiều tháng nay trên địa bàn xã Thuận (vùng Lìa) gần như không có mưa. Khó khăn nhất hiện nay của người dân là thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh, bà con phải sử dụng nước khe suối để phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, nguy cơ xuất hiện các loại dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân là điều khó tránh khỏi.

Bác sĩ đa khoa Trần Văn Anh, Trạm Y tế xã Thuận lo lắng nói: “Từ nhiều tháng nay, trên địa bàn không có trận mưa nào nên rất bức bối. Đáng lo ngại nhất là nguồn nước sinh hoạt, ăn uống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dân bản lâu nay chủ yếu sử dụng nguồn nước tự chảy lấy từ đồi cao hoặc sông suối. Tuy nhiên, thời gian qua, nguồn nước sông suối đầu nguồn nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, chất thải nên nguy cơ mắc bệnh rất cao, nhất là các bệnh về tiêu chảy, da liễu...

Nắng hạn kéo dài cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và chăn nuôi của người dân. Cây cỏ, thảm thực vật bị khô cháy, người dân phải tận dụng thân cây chuối để làm thức ăn cho trâu, bò, dê, lợn, gia cầm. Diện tích sắn, chuối của địa phương cũng bị thiệt hại khá nặng do thiếu nước, cây cằn cỗi. Ông Hồ Ta Cô, Chủ tịch UBND xã Thuận cho biết: “Trước thực trạng nắng hạn kéo dài, cán bộ xã đã huy động người dân ra quân nạo vét một số tuyến kênh thủy lợi, lấy nước để tạo độ ẩm cho đất chuẩn bị cho vụ gieo trồng tới”.

Được biết, vụ đông-xuân năm nay, toàn huyện Hướng Hóa gieo, sạ trên 950ha lúa nước, trong đó diện tích cần chống hạn trên địa bàn huyện Hướng Hóa là gần 80ha. Tổng khối lượng cần nạo vét tại các công trình thủy lợi là trên 95.000m3.

Theo ông Hồ Quốc Trung, Quyền trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hướng Hóa, đợt nắng hạn này đã làm cho khoảng 70ha lúa vụ đông-xuân có nguy cơ mất trắng do thiếu nước. Diện tích lúa này tập trung tại các xã như Hướng Việt, Hướng Tân, xã Húc và A Xing. Khoảng 500-600ha cà phê của các xã tiếp giáp và ảnh hưởng thời tiết của Lào bị khô hạn nặng cũng không thể ra hoa, xem như mất trắng;

Ông Trung cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi cũng đã triển khai nhiều biện pháp chống hạn, tuy nhiên rất khó khắc phục. Với nguồn kinh phí hạn hẹp, chúng tôi chỉ thực hiện xây dựng, sửa chữa lại một số hệ thống thủy lợi nhỏ tại các vùng canh tác lúa trọng điểm, đồng thời thông báo khung lịch thời vụ sắp tới cho bà con”.

UBND huyện Hướng Hóa cũng đã chỉ đạo các cấp, ngành liên quan triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: Chuyển đổi đất trồng lúa thiếu nước tại các xã Hướng Tân, Hướng Lập, Hướng Việt, Xy, A Xing, A Dơi sang trồng một số loại cây màu như ngô, rau, cây thực phẩm, cây gia vị. Tích cực huy động người dân nạo vét các tuyến kênh mương, khơi thông dòng chảy, tích trữ nguồn nước, ưu tiên đưa vào sử dụng các giống lúa ngắn, trung ngày, các giống lúa cho năng suất cao, có khả năng chịu hạn.

ĐỨC VIỆT

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.