Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hướng dẫn nuôi đà điểu sinh sản

Như Ý - 11:00, 08/03/2021

Trong những năm gần đây, mô hình nuôi chim đà điểu ở Việt Nam đang được triển khai và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân, chủ trang trại. Tuy nhiên, để nhân rộng quy mô, giảm tỷ lệ hao hụt giai đoạn đầu và mang lại cho năng suất cao nhất, bà con cần nắm được kỹ thuật nuôi đà điểu từ các khâu chọn giống, làm chuồng trại, thức ăn chăn nuôi đến công tác phòng bệnh.

Trong quy trình nuôi đà điểu sinh sản thì ngoài việc chọn giống, chọn con con, vấn đề thức ăn cũng rất quan trọng.
Trong quy trình nuôi đà điểu sinh sản thì ngoài việc chọn giống, chọn con con, vấn đề thức ăn cũng rất quan trọng.

Chăm sóc đà điểu đúng cách

Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản đòi hỏi bà con cần phải tốn khá nhiều công chăm sóc, bởi chất lượng trứng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng con giống về sau.

Thời điểm đà điểu đẻ trứng thường rơi vào khoảng tháng 12 năm trước kéo dài đến tháng 8 năm sau. 4 tháng còn lại trong năm là lúc đà điểu nghỉ ngơi và thay lông. Trong ngày, thời điểm từ 2 giờ chiều đến 7 giờ tối là lúc mà đà điểu thường đẻ. Vậy nên bà con phải bố trí người nhặt trứng trong khoảng thời gian này, tránh để chúng dẫm vỡ trứng hay nước ngấm vào trứng thì tỉ lệ nở sẽ giảm đáng kể.

Đà Điểu cái có đặc tính là hay đẻ theo từng đợt. Mỗi đợt để khoảng từ 8 đến 10 quả. Về sau sẽ nghĩ khoảng 10 ngày rồi mới đẻ tiếp đợt mới. Thực tế, rất hiếm thấy đà điểu đẻ liên tiếp hoặc nghỉ 1 đến 2 tháng mới đẻ tiếp. Vậy nên, muốn nuôi đà điểu lấy trứng hiệu quả hơn bà con cần chú ý đặc tính này.

Điều kiện chăm sóc đà điểu sinh sản

Cần đảm bảo chuồng nuôi phải có ánh nắng mặt trời chiếu vào, mặt bằng cao, tránh đọng nước hay ngập lụt. Khu vực chuồng nuôi phải yên tĩnh, không có tiếng động mạnh gây ảnh hưởng.

Sau ba tháng nuôi gột, nếu muốn nuôi đà điểu sinh sản phải chuyển chúng sang chuồng mới để làm quen. Thời gian đầu sau khi chuyển qua chuồng mới phải làm cho chúng thích nghi với đường chạy mới.

Dọn dẹp chướng ngại vật trong chuồng nuôi. Đảm bảo diện tích của chuồng nuôi và sân chơi đủ rộng rãi cho đà điểu tự do vận động.

Nuôi đà điểu sinh sản cho ăn gì?

Trong quy trình nuôi đà điểu sinh sản thì ngoài việc chọn giống, chọn con con, vấn đề thức ăn cũng rất quan trọng. Như đã nói ở trên, đà điểu vốn ăn tạp, các loại thức ăn trong tự nhiên mà chúng có thể ăn như rau củ, lá cây, cỏ, hạt ngũ cốc,… Ngoài ra, bà con cũng có thể cho chúng ăn thêm các loại cám gà, cám ngỗng,…Tùy theo mỗi giai đoạn khác nhau mà áp dụng chế độ ăn cho đà điểu khác nhau.

Nuôi đà điểu sinh sản mỗi ngày cần cho ăn từ 1.6 đến 1.8kg/con. Thời gian cho ăn thích hợp là vào đầu buổi sáng. Đến đầu buổi chiều kiểm tra lại lượng thức ăn trong máng vừa hết là được. Song, bà con cũng nên theo dõi năng suất đẻ trứng của từng con mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu con có năng suất đẻ tốt thì cần gia tăng lượng thức ăn để đảm bảo sức khỏe và đủ chất dinh dưỡng để chúng đẻ tiếp.

Kỹ thuật phối giống đà điểu

Nhiều người thắc mắc nuôi đà điểu bao lâu thì phát dục, xin trả lời là khoảng từ 20 đến 25 tháng tuổi. Vậy nên, khi con mái được 18 đến 20 tháng tuổi bà con nên ghép với con đực để chúng quen gần. Lưu ý, nên ghép với con đực già hơn ít nhất 6 tháng tuổi. Bởi con mái thường phát dục sớm hơn con đực nửa năm.

Thời điểm phối giống đà điểu thường là vào buổi sáng hay giữa buổi chiều. Hiếm khi thấy xảy ra vào buổi trưa. Nếu một con đà điểu đực khỏe mạnh mỗi ngày có thể phối giống được từ 11 đến 13 lần mỗi ngày.

Các loại bệnh thường gặp

Để tiết kiệm chi phí nuôi đà điểu cũng như tối ưu lợi nhuận thì quan tâm đến bệnh hại của vật nuôi này là điều mà bà con cũng không được bỏ qua. Theo đó, đà điểu thường mắc bệnh lậu, tắc đường tiêu hóa, bệnh viêm túi lòng đỏ,… Mỗi loại bệnh này đều có đặc điểm riêng và phương pháp điều trị khác nhau.

Lời khuyên của các chuyên gia là bà con phải quan sát, theo dõi đàn vật nuôi thường xuyên. Nếu có phát hiện nhiễm bệnh cần điều trị sớm. Liên hệ với các bác sĩ thú y để được hỗ trợ điều trị, hạn chế tự mình thực hiện nếu không có kiến thức và kinh nghiệm, bởi điều đó có thể gây thiệt hại cho đàn vật nuôi./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.