Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hưởng BHXH một lần, gánh chịu rủi ro dài lâu

Thiên Đức - 08:15, 26/04/2022

Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều người lao động (NLĐ) mất việc làm, dẫn đến không có thu nhập. Theo đó, nhiều NLĐ, trong đó có người lao động DTTS lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần. Thế nhưng sự lựa chọn này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về sau.

Cần tuyên truyền để NLĐ DTTS nâng cao nhận thức về BHXH
Cần tuyên truyền để lao động là người DTTS nâng cao nhận thức về BHXH

Lựa chọn trước mắt

Chị Nông Thị Huệ, người dân tộc Nùng ở Lạng Sơn, đang làm công nhân ở Bắc Ninh chia sẻ, chị đi làm và đóng BHXH được hơn 10 năm nay. Thời gian vừa qua chị nhiễm Covid 19 nên phải nghỉ một thời gian. Sau nghỉ dịch, sức khỏe của chị cũng không được tốt như trước, nên đành nghỉ việc. Do cuộc sống của gia đình còn khó khăn, 2 vợ chồng nuôi 2 con nhỏ đi học, nên chị đành rút BHXH một lần để trang trải cuộc sống.

Cùng hoàn cảnh như chị Huệ, anh Lò Văn Yên quê ở Sơn La chia sẻ, anh cũng biết việc lựa chọn hưởng BHXH một lần sẽ rất thiệt thòi sau này, nhất là khi hết tuổi lao động. Thế nhưng do cuộc sống sinh hoạt khó khăn, anh không còn lựa chọn nào khác, nên đành chấp nhận.

Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, từ đầu năm 2022 đến nay, số người được giải quyết hưởng BHXH một lần là 208.943 người, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2021. Điều đó đồng nghĩa trong tương lai, những NLĐ này khi đến tuổi nghỉ hưu sẽ không có nguồn thu nhập hằng tháng từ lương hưu để bảo đảm cuộc sống và không được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí để chăm sóc sức khỏe khi về già; hoặc nếu có thì mức hưởng lương hưu thấp.

Đây là thực tế đáng lo ngại, không chỉ tác động trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ, mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội lâu dài của quốc gia, khi những năm tới dân số nước ta đang bắt đầu già hóa.

Khuyến cáo từ BHXH

Lựa chọn hưởng BHXH một lần hay không là quyền của NLĐ. Tuy nhiên, BHXH Việt Nam khuyến nghị, NLĐ khi không lựa chọn hưởng BHXH một lần có quyền bảo lưu thời gian đóng BHXH, để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc, hoặc tham gia BHXH tự nguyện cho đủ số năm còn thiếu, nhằm đủ điều kiện hưởng lương hưu và được cấp thẻ BHYT (với mức hưởng 95% chi phí khám, chữa bệnh) trong suốt thời gian hưởng lương hưu.

Dự kiến Luật BHXH sẽ được sửa đổi theo hướng giảm thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu ở mức tối thiểu từ 20 năm như hiện nay, xuống còn 15 năm, thậm chí là 10 năm theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH. Việc sửa đổi theo tinh thần này sẽ góp phần tăng mức độ hấp dẫn của chính sách BHXH (trong đó có BHXH tự nguyện). NLĐ cũng sẽ có thêm động lực tiếp tục bảo lưu, tích lũy thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu.

NLĐ cần cân nhắc khi quyết định hưởng BHXH một lần
NLĐ cần cân nhắc khi quyết định hưởng BHXH một lần

Để làm rõ những thiệt thòi khi nhận BHXH một lần, giúp NLĐ có lựa chọn đúng đắn cho bản thân, BHXH Việt Nam đưa ra ví dụ so sánh trường hợp NLĐ nhận BHXH một lần với việc nhận lương hưu hằng tháng như sau:

Bà Nguyễn Thị B năm 2022 là 55 tuổi 8 tháng. Đến hết năm 2019, bà B đã tham gia BHXH được 18 năm (từ năm 2002 - 2019). Giả định bà B thọ 76,3 tuổi (tuổi thọ trung bình theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê năm 2020 về tuổi thọ của nữ giới), không tính đến tác động của các yếu tố tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng lương, lãi suất đầu tư quỹ BHXH, nếu bà B quyết định nhận BHXH một lần thì có mức hưởng là: (12 năm x 1,5 tháng lương) + (6 năm x 2,0 tháng lương) = 30 tháng lương.

Theo đó, thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần của bà B sẽ không được tính thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH khác và không còn trong hệ thống BHXH được Nhà nước bảo hộ về an sinh xã hội. Mất cơ hội tham gia BHYT 5 năm liên tục để được hưởng quyền lợi với các dịch vụ y tế kỹ thuật cao và thuốc đắt tiền, bà B phải tự trả chi phí khám, chữa bệnh nếu không may bị ốm đau, tai nạn trong thời gian chờ hưởng BHXH một lần (12 tháng) và mất cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng khi hết tuổi lao động, hoặc đủ điều kiện hưởng nhưng mức hưởng thấp do bị trừ thời gian đóng BHXH đã nhận một lần.

Còn đối với NLĐ có 20 năm đóng BHXH mà đủ điều kiện hưởng BHXH một lần thì số tiền nhận BHXH một lần sẽ là: 4.000.000 đồng x (1,5 x 13 năm + 2 x 7 năm) = 134.000.000 đồng. Như vậy, theo cách tính của BHXH Việt Nam, tổng số tiền nam giới được hưởng từ quỹ BHXH khi hưởng lương hưu là 257.306.000 đồng (lợi hơn nhận BHXH một lần 123.306.000 đồng); tổng số tiền nữ giới được hưởng từ quỹ BHXH khi hưởng lương hưu là 589.353.000 đồng (lợi hơn nhận BHXH 1 lần 455.353.000 đồng).

Trên đây là những con số thực tế NLĐ cân nhắc, trước khi quyết định sao cho có lợi nhất đối với mình. NLĐ cũng không nên vì cái lợi trước mắt, mà gánh chịu rủi ro sau này.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.