Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Húng chanh - vị thuốc dân gian quý

Như Ý - 09:54, 01/04/2021

Cây húng chanh còn có tên gọi khác là rau thơm lùn, tần dày lá, dương tử tô, rau thơm lông…có tính ấm, vị cay và không độc. Húng chanh ngoài là một loại gia vị phổ biến, chúng còn được biết đến như một vị thuốc dân gian quý, giúp cải thiện triệu chứng viêm họng, chảy máu cam, ho khan,…Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây húng chanh

Theo Đông y, húng chanh có tính ấm, vị cay và không chứa độc giúp chữa cảm sốt do phong hàn.
Theo Đông y, húng chanh có tính ấm, vị cay và không chứa độc giúp chữa cảm sốt do phong hàn.

Trị hen suyễn: Lá húng chanh 12g, lá tía tô 10g. Hai thứ rửa sạch, sắc uống. Khi uống thuốc nên kiêng các thức ăn chiên xào, thức uống lạnh, hải sản.

Trị cảm cúm, cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm: Lấy 15 – 20g húng chanh, giã vắt lấy nước cốt để uống, hoặc có thể cho thêm gừng, hành (mỗi loại 12g), nấu uống và xông cho ra mồ hôi.

Trị sốt cao không ra mồ hôi: Lấy 20g húng chanh, 15g lá tía tô, 5g gừng tươi (cắt lát mỏng), 15g cam thảo đất. Tất cả đem nấu lấy nước dùng lúc nóng ấm để cho ra mồ hôi.

Trị ho: Hái vài lá húng chanh nhai, ngậm, rồi nuốt nước.

Trị ho cho trẻ: Húng chanh kết hợp với lá hẹ, mật ong. Cả 3 thứ đem hấp, cho trẻ uống rất sạch miệng và đỡ ho.

Trị viêm họng, khản tiếng: Lấy 20g húng chanh rửa sạch, thái nhỏ. Cho vào chén rồi thêm 20g đường phèn, hấp cách thủy. Lọc lấy nước và uống từ từ. Sử dụng 3 – 5 ngày, mỗi ngày 1 lần.

Trị cảm sốt, không ra mồ hôi: Lấy 20g lá húng chanh kết hợp với 15g cam thảo đất, 5g gừng và 15g tía tô. Sắc thuốc và uống.

Trị chảy máu cam: Lấy 20g húng chanh sắc chung với 10g hoa hòe sao đen, 15g lá trắc bá sao đen và 15g cam thảo đất. Uống thuốc sắc kết hợp với dùng lá húng chanh vò nát và nhét vào mũi mỗi khi bị chảy máu cam.

Chữa hôi miệng: Sử dụng lá húng chanh đã phơi khô, sắc lấy nước và ngậm 5 – 7 lần mỗi ngày.

Bị rắn, bò cạp cắn hoặc ong đốt: Dùng 20g lá húng chanh tươi, giã nát và đắp

Chữa dị ứng da bằng húng chanh: Sắc 15g lá húng chanh khô với 2 bát nước. Thuốc cạn còn 1 bát, chia làm 3 phần và uống trong ngày. Bên cạnh đó, dùng lá húng chanh tươi giã nát, trộn thêm ít muối hạt và đắp lên vùng sưng tấy.

Điều trị ho kéo dài kèm theo đờm: Sử dụng 15 – 16 lá húng chanh tươi, rửa sạch. Cho vào bát rồi thêm mật ong vào, đem hấp cách thủy. Lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý:

Trên thân và lá của cây húng chanh xuất hiện nhiều lông nhỏ màu trắng có thể gây kích ứng với những người có làn da nhạy cảm.

Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng không nên sử dụng lá cây húng chanh trong điều trị bệnh vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé

Khi đang sử dụng thuốc để chữa trị một số căn bệnh khác các bạn cần phải trao đổi với bác sĩ vì các chất trong cây húng chanh có thể gây tương tác và làm giảm công dụng của thuốc./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.