Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2022

Hoàng Quý - 21:23, 06/09/2022

Ngày 06/9, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) tháng 8 và 8 tháng đầu năm. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn - Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì họp báo.

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

Mở đầu cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã thông tin nội dung phiên họp Chính phủ Thường kỳ tháng 8 vừa diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Tại phiên họp này, các thành viên Chính phủ đã xem xét, thảo luận về: Tình hình KT-XH tháng 8 và 8 tháng năm 2022; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023; chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tình hình giải ngân vốn đầu tư công; định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia; công tác phòng chống dịch bệnh.

Về KT-XH, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định: Tiếp nối đà phục hồi và phát triển, KT-XH tháng 8 và 8 tháng năm 2022 tiếp tục khởi sắc, đạt kết quả tích cực trên hầu hết các ngành, lĩnh vực.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. CPI tháng 8 tăng nhẹ (0,005% so với tháng trước), bình quân 8 tháng tăng 2,58% so với cùng kỳ; thị trường tài chính, tiền tệ cơ bản ổn định; lãi suất, tỉ giá duy trì hợp lý; các cân đối lớn được bảo đảm (thu đủ chi; xuất đủ nhập; cung - cầu lao động, an ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm).

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định và có tăng trưởng. Trong đó, thủy sản tăng trưởng tích cực, sản lượng tháng 8 tăng 2,7%, tính chung 8 tháng tăng 2,4%. Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh. Chỉ số IIP tháng 8 tăng 2,9% so với tháng trước, tăng 15,6% so với cùng kỳ; tính chung 8 tháng tăng 9,4%; 61/63 tỉnh, thành phố có chỉ số công nghiệp 8 tháng tăng.

Thương mại, dịch vụ sôi động, phục hồi nhanh ở tất cả các ngành. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ 8 tháng đạt gần 3,68 triệu tỷ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8 đạt trên 486.000 lượt, tăng 38% so với tháng trước. Xuất nhập khẩu 8 tháng đạt gần 498 tỷ USD (tăng 15,5%), xuất siêu 3,96 tỷ USD.

Nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế đánh giá cao kết quả và triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong đó, Ngân hàng Thế giới dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,5% năm 2022. Nikkei xếp Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về Chỉ số phục hồi sau COVID-19 (tăng 12 hạng so với tháng trước). Đặc biệt, sáng nay (6/9), Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's đã nâng tín nhiệm quốc gia Việt Nam từ Ba3 (triển vọng tích cực) lên Ba2 (triển vọng ổn định).

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn nhấn mạnh lại yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2022. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thực hiện các trọng tâm chỉ đạo, điều hành đã được phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 xác định, gồm: "4 ổn định"; 3 "tăng cường"; "2 đẩy mạnh"; "1 tiết giảm"; "1 kiên quyết không".

Đồng thời, tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19; theo dõi sát tình hình, không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin an toàn, khoa học, hiệu quả; khắc phục bằng được tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, triển khai chương trình phục hồi và phát triển KT-XH và 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Cương quyết cắt giảm các thủ tục rườm rà, các dự án dàn trải, điều chuyển vốn từ những dự án chậm, kém hiệu quả sang các dự án bảo đảm tiến độ…

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.