Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hơn bốn nghìn trẻ em dân tộc thiểu số được làm quen với đọc viết và toán

PV - 14:20, 19/06/2018

Vừa qua, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức Hội thảo quốc gia Tổng kết Dự án về Bộ công cụ Hỗ trợ trẻ mầm non làm quen với đọc, viết và toán nhằm chia sẻ các bài học kinh nghiệm thí điểm Bộ công cụ hỗ trợ trẻ mầm non làm quen với đọc, viết và toán (ELM). Đồng thời, ra mắt trang tương tác xã hội hỗ trợ cho các cán bộ quản lý, giáo viên trong quá trình triển khai áp dụng ELM tại địa phương.

Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.

 

Kết quả đánh giá sau ba năm thí điểm được thực hiện bằng Bộ công cụ đánh giá quốc tế về kết quả học sớm của trẻ (IDELA) đã cho thấy mức độ phát triển của trẻ tham gia thí điểm bộ công cụ đều tăng rõ rệt ở các lĩnh vực. Cụ thể, kỹ năng vận động tăng từ 44-56%, kỹ năng đọc viết sớm tăng từ 21- 37%, kỹ năng làm quen sớm với toán tăng từ 38 - 50% và lĩnh vực tình cảm xã hội tăng từ 27- 32%. Điểm trung bình IDELA cuối kỳ tăng 11% so với trước khi thực hiện dự án.

Đến nay, ước tính đã có hơn bốn nghìn trẻ em dân tộc thiểu số từ ba đến sáu tuổi ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được hưởng lợi trực tiếp từ Bộ công cụ ELM.

Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.